Activity
Mon
Wed
Fri
Sun
Nov
Dec
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
Oct
What is this?
Less
More

Owned by Khanh

Giúp chủ doanh nghiệp, người quản lý tối ưu hiệu suất làm việc.

Memberships

Skool Community

Public • 165.7k • Paid

Người Quản Lý Hanh Thông

Private • 47 • Free

Alex Hormozi

Private • 474 • Paid

The New Rich (Free)

Public • 8.1k • Free

10x Traffic

Private • 38 • Free

32 contributions to The New Rich (Free)
Tại sao ta khó hoàn thành được mục tiêu dài hạn?
Ta có thể viết một bài blog, nhưng khó hoàn thành được một quyển sách. Đa số chúng ta có thể quay một video chia sẻ một phút, nhưng hiếm người xây dựng được một kênh Tiktok (trên 50 video) Nhiều người mua một khóa học, nhưng họ chỉ xem 1 vài video đầu tiên, và trước khi hoàn thành nó, họ bắt gặp mình đang đọc một landing page của khóa học khác. Chúng ta đều biết là mình cần phải hoàn thành mục tiêu dài hạn. Từ đó ta mới có thể đạt được những kết quả đủ lớn, đặt nền móng vững chắc để xây dựng nên lâu đài sự nghiệp của mình. Nhưng tại sao ta lại khó hoàn thành được mục tiêu dài hạn như vậy? Thông qua quá trình nghiên cứu các case studies từ học viên, và coachee, mình đã ghi lại các lỗi lầm và cách khắc phục chúng như sau: LỖI SỐ 1: THIÊN VỊ HIỆN TẠI (present bias) Đây là xu hướng tâm lý mà chúng ta ưu tiên nhận các phần thưởng nhanh chóng ở hiện tại thay vì lợi ích lớn hơn ở tương lai. Ví dụ, ta bước qua cửa hàng KFC và không cưỡng được việc vào mua 1 đùi gà chiên, dù biết rằng nó chứa nhiều calo, dễ gây béo phì, dẫn đến bệnh tật. Hoặc ta bắt gặp mình không thể dừng xem các tập phim netflix vào tận khuya, dù biết rằng mình nên viết xong quyển ebook để tặng cho khán giả. Mỗi khi thiên vị hiện tại, ta thấy lòng tự trọng của mình bị hạ thấp đi. Ta dằn vặt với bản thân, tự trách mình thật vô kỷ luật, lười biếng. Cách giải quyết: Cách nhanh nhất là tạo ra các rào cản khiến cho thỏa mãn các lợi ích ngắn hạn trở nên khó thực hiện. Ví dụ: Nếu bạn hay xem phim netflix, thì hủy gói đăng ký, và cài addon của trình duyệt để khóa netflix, xem phim online và các trang review phim... Sau đó, dán các hình ảnh về lợi ích của tương lai thật nhiều để bạn luôn nhìn thấy chúng. Ví dụ: Ta có thể dán hình ảnh các người mẫu fitness với thân hình gọn gàng ở nhiều nơi trong nhà, để nhắc nhở mình phải thường xuyên tập thể dục. LỖI SỐ 2: VIẾT MỤC TIÊU MỜ ẢO Bộ não của ta thích những gì rõ ràng, vì sự rõ ràng thúc đẩy sự hành động. Mỗi hành động tạo ra kết quả nhỏ lại thúc đẩy các hành động tiếp nối, tạo thành momentum.
25
15
New comment Aug 7
Tại sao ta khó hoàn thành được mục tiêu dài hạn?
2 likes • Aug 7
@Khanh Do hợp lý ha...^^
3 likes • Aug 7
@Kim Chi Copywriting vậy là chị giỏi rồi, em dính... cả 4 cái đấy...😅
Tại sao ta không thay đổi để vươn tới thành công?
Điều gì đang níu giữ chúng ta không dám bước ra vùng an toàn của bản thân để vươn tơi một cuộc sống tốt đẹp hơn? Hiểu rõ chúng giúp ta có thể phá bỏ những trở ngại, nhằm đạt được những điều mình mong muốn trong cuộc sống. 1. Ta không thấy mình cần phải thay đổi. Điều này có thể bạn đang cảm thấy mình rất tốt, hoặc bạn đang ở trong vòng an toàn mà không biết ngoài kia có rất nhiều điều tốt đẹp hơn đang chờ đón chúng ta. Cách giả quyết, Gặp gỡ những người thành công hơn, đọc sách, học tập... điều này sẽ làm ta có động lực cần thay đổi. 2. Nỗi sợ thất bại: đây là điều rất khủng khiếp với rất nhiều người. Sợ nếu ko đạt được mục tiêu sẽ bị cười chê, bị chế giễu từ bạn bè hoặc người thân trong gia đình, kiểu: "Đấy, tôi đã bảo mà...", điều này có thể xuất phát từ việc trước đây ta hay bị trách mắng từ thời còn nhỏ. Để xóa bỏ được điều này không dễ, 3. Không tin rằng mình làm được: điều này xuất phát từ việc không đủ tự tin về bản thân. Bạn nghe câu: "Không làm được đâu..." bạn nghe câu này quen ko? Lòng tin có thể bồi dưỡng bằng nhiều cách khác nhau, như yêu thương bản thân hơn, tự kỷ ám thị, học tập, nghe video, đọc sách và rèn luyện phát triển lòng tự tin mỗi ngày. 4. Không biết cách làm: Vì là điều mới, mục tiêu mới nên ta không biết làm cách nào để đạt được nó. Ở ngoài kia luôn có sẵn cách làm cho chúng ta, ta cần đặt đúng câu hỏi. Thay vì tôi không làm được thì hãy hỏi Làm cách nào để tôi đạt được điều này? Ta có thể học trên mạng internet, hỏi bạn bè, hỏi chuyên gia, đọc sách, tham gia các khóa học... Tóm lại, động lực thay đổi là do cá nhân mỗi người. Có những người có động lực rất mạnh thay đổi. Họ luôn thử những điều mới, vượt qua những sự thất bại để đạt được những thành công. Nhưng có những người thì lại rất khó khăn để thay đổi, thử những thứ mới. Có những người áp dụng chiến lược "đốt thuyền", tức là chặn hết đường lui, nếu không làm thì mình không còn đường lui nữa. Lúc đó, những khả năng mà chính chúng ta cũng không ngờ tới, sẽ được đánh thức, giúp ta vượt qua những khó khăn để đạt được những điều mà ta mong muốn.
23
48
New comment Sep 15
Tại sao ta không thay đổi để vươn tới thành công?
1 like • Aug 7
theo anh biết thì những nguyên nhân thêm dưới đây nữa 1. Nỗi sợ chiến thắng. Nghe hơi ngược, nhưng rất nhiều người chúng ta sợ thành công. Chúng ta thấy mình không xứng đáng với các phần thưởng mới từ chiến thắng. Những người có xu hướng tự hủy hoại các thành công của bản thân (self Sabotage). Chúng ta thường không biết điều này. Nhưng bản thân chúng ta từng hủy hoại đi biết bao nhiêu cơ hội, thành công của mình trong sự nghiệp để trở về level cũ. 2. Ở vùng thoải mái cũ thì rất thoải mái, nên không cần thay đổi. Tại sao tôi phải thay đổi khi mọi việc đều ổn. Lương tháng đều đặn, vợ con vui vẻ. Tôi không cần phải cố gắng gì cả. Cuộc sống vẫn ổn. Không có tai họa gì, cũng không có rủi ro gì quá lớn (nhưng rủi ro tiềm ẩn thì ngập tràn em ha). 3. Thay đổi khiến ta phải dấn thân vào vùng unknown. Để thay đổi thì phải thật sự... thay đổi. Ta bắt đầu học những điều mới mẻ, làm những việc không quen. Mà cái gì không quen, thì não nó không làm nhanh, cảm thấy khó khăn để hiểu. Từ đó, ta nhanh mệt, cạn kiệt ý chí và năng lượng nhanh hơn khi làm những gì đã biết. Chính vì đó, ta trở nên lười tìm hiểu và tiếp xúc cái mới. Hơn nữa, vùng unknown rất đáng sợ. Cảm giác giống như ta đi vào rừng tối mà không có bất kỳ nguồn ánh sáng nào trong tay. "liệu có thú dữ không?", "liệu tôi có trở ra được không?", "lỡ tôi lạc mãi ở đây thì sao?" Các câu hỏi này còn đáng sợ hơn việc chúng ta thực sự hành động để thay đổi nữa, em nhỉ... hành hạ tâm trí quá mà.... 4. Và cuối cùng, hầu hết mọi người chẳng hiểu gì về sự thay đổi cả. Thay đổi xảy ra chậm chạp, mỗi ngày mới là chắc chắn. Cũng giống như cải tiến vậy. Mỗi ngày cải tiến từng chút một, cuối cùng gộp lại ta mới có sự đột phá ấn tượng. Cũng giống học tập và làm việc trên một dự án dài hạn vậy thôi, đều cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì. Ví dụ như lập kế hoạch trước khi chuyển tới thành phố mới sinh sống, hoặc lập kế hoạch theo đuổi một khóa học dài hạn và ứng dụng nó vào công việc. Thay đổi có sự chuẩn bị luôn tốt hơn là không chuẩn bị gì.
LÀM SAO ĐỂ SỐNG MỘT NGÀY GIÁ TRỊ NHẤT?
(hãy nghiêm túc, đọc thật kỹ bài viết này) - Tôi nên làm việc gì hôm nay? - Hôm nay, việc gì là ưu tiên nhỉ? Các việc nào là quan trọng? - Làm sao tôi có thể sử dụng tốt nhất thời gian hôm nay? - Làm sao tôi có được sự rõ ràng, và bình an trong mỗi thời khắc hôm nay? Có phải đây là những câu hỏi xuất hiện trong đầu bạn mỗi sáng không? Khi bạn trả lời được các câu hỏi này, thời gian trong ngày của bạn trôi êm đềm như một dòng sông, lặng lẽ nhưng đầy sống động. Ngược lại, bạn sẽ bị rối rắm cả ngày, lẩn quẩn như con thêu thân tuyệt vọng vẫy vùng trên lưới nhện. Bạn thân mến, bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi cho hôm nay, và mỗi sớm mai thức dậy kể từ đây trở về sau. Chúng ta bắt đầu nhé. . === CHỌN 1 VIỆC ƯU TIÊN . Đầu tiên, mỗi ngày hãy chọn một việc ưu tiên. Việc ưu tiên là gì? Hãy hình dung như sau: Bạn chỉ còn một ngày để sống, và hôm nay bạn chỉ có thể đủ sức lực và thời gian để làm một việc duy nhất. Thì đó là việc gì? Nếu là tôi, tôi sẽ gửi các con lại cho người thân... rồi mới die (chết). Thậm chí nó còn ưu tiên hơn cả việc là gặp gỡ việc tôi gặp và ôm các con vào lòng, nói rằng: "ba thương các con" trước khi lìa đời. Vì sao, vì việc chăm lo cho tương lai các con đối với tôi còn quan trọng hơn cả khoảnh khắc cuối cùng trước khi chết. Việc ưu tiên thì chỉ là một việc - duy nhất MỘT VIỆC (viết hoa, in đậm) mà thôi! Còn bạn, sáng mai thức dậy, bạn chỉ còn một ngày để sống... MỘT VIỆC ưu tiên mà bạn chọn phải làm bằng BẤT CỨ GIÁ NÀO là gì? . === 1-3 VIỆC QUAN TRỌNG . Tiếp theo, bạn hãy chọn 1-3 việc quan trọng. Việc quan trọng là gì? Việc quan trọng là các việc bạn muốn làm sau khi đã hoàn thành việc ưu tiên. Quay trở lại ví dụ trên, sau khi tôi đã gửi gắm con mình cho người thân. Tôi sẽ làm các việc quan trọng sau: - Chuyển hết các tài sản cho con (viết di chúc) - Gặp con và nói yêu thương các con - dặn các con không được buồn, tiếp tục vui sống sau khi tôi "ngoẻo" (chết) - Viết một lá thư cảm ơn và chúc ba mẹ, người thân và bạn bè sống vui vẻ (dù không còn tôi)
6
5
New comment Aug 7
LÀM SAO ĐỂ SỐNG MỘT NGÀY GIÁ TRỊ NHẤT?
1 like • Aug 7
@Quản tùng Lâm chúc em có một ngày hiệu suất xịn sò hôm nay ha ^^
0 likes • Aug 7
@Như Ý Trần chị Ý đọc bài này là được nhé https://www.skool.com/thenewrich/tai-sao-ta-kho-hoan-thanh-uoc-muc-tieu-dai-han
NẾU BẠN ĐANG TRÌ HOÃN => LƯU LẠI BÀI VIẾT NÀY.
Bài này đặc biệt gửi cho các bạn đang trì hoãn - không thể bắt tay thực hiện các mục tiêu quan trọng. Đây là các cách Khanh xử lý bệnh trì hoãn trong phiên coach với Coachee. Dù bạn là ai? Hiệu suất đến đâu, bạn (chắc chắn) vẫn đang trì hoãn một mục tiêu/dự án nào đó. ​Chú ý: Đây là bài viết thực hành, đọc đúng phần của bạn và thực hành. . ==== KHÔNG CÓ ĐỘNG LỰC . Nếu bạn có cảm giác không có động lực để thực hiện mục tiêu. => Hãy thực hiện các bước sau: Trả lời lần lượt các câu hỏi: 1 .Tôi muốn hoàn thành mục tiêu gì? 2 .Tại sao mục tiêu này lại quan trọng với tôi? 3 .Hoàn thành mục tiêu này mang đến cho tôi các lợi ích và cơ hội nào? 4 .Tiếp tục trì hoãn mục tiêu, không hoàn thành mục tiêu này sẽ gây ra các hậu quả gì? 5 .Điều gì khiến tôi mãi trì hoãn không thực hiện mục tiêu này? 6 .Tôi làm thế nào để vượt qua các trở ngại này? . Sau khi trả lời hết các câu hỏi trên, bạn đã có thể sẵn sàng hành động, vượt qua trì hoãn. . ==== CẢM GIÁC MÔNG LUNG . Nếu bạn có cảm giác mông lung, không biết bắt tay vào việc gì? Hãy trả lời lần lượt các câu hỏi: 1 .Tôi muốn hoàn thành mục tiêu gì? 2 .Tôi cần đạt được các kết quả gì để có thể xem là mục tiêu đã hoàn thành? 3 .Tôi cần đạt được kết quả nào trước, kết quả nào tiếp theo .v.v...? 4 .Tôi cần đạt thực hiện các nhiệm vụ gì để đạt được kết quả đầu tiên? 5 .Mỗi nhiệm vụ này cần bao nhiêu thời gian? 6 .Tổng thời gian (của tất cả các nhiệm vụ) để tôi có được kết quả đầu tiên là? 7 .Thời điểm tôi có được kết quả đầu tiên là? Thực hiện tương tự với kết quả tiếp theo số 2, 3, 4, 5.... Sau khi ghi chép hết các trả lời, bạn có được sự rõ ràng và kế hoạch để thực thị hoàn thành mục tiêu của bạn. . ==== CẢM GIÁC CHƯA ĐỦ . Nếu bạn cảm thấy mình chuẩn bị chưa đủ, cần phải chuẩn bị thêm (bạn có xu hướng hoàn hảo) Hãy trả lời các câu hỏi sau. 1 .Tôi muốn hoàn thành mục tiêu gì? 2 .Tôi cần đạt các kết quả gì? 3 .Các kết quả nào là bắt buộc phải có? (must have) 4 .Các kết quả nào là nên có? (should have) 5 .Các kết quả nào là "có thì tốt"? (good to have)
4
3
New comment Aug 6
NẾU BẠN ĐANG TRÌ HOÃN => LƯU LẠI BÀI VIẾT NÀY.
1 like • Aug 6
@Đào Trọng Tấn share cho các bạn cần em ạ ^^
BÊN TRONG TÂM TRÍ CỦA MỘT NGƯỜI TỈNH GIÁC (MINDFULNESS)
Khi ăn tôi biết mình đang ăn. Tôi cảm nhận được hương vị của món ăn đang nhai. Tôi ăn chậm không vội vã. Mỗi khắc, tôi biết mình đang suy nghĩ những điều gì. (inner world) Tôi viết xuống suy nghĩ và sắp xếp những suy nghĩ của mình. Khi tôi chú ý đến công việc (outer world), tôi chú ý đến một việc (one thing) Tôi loại bỏ tất cả những điều còn lại (say no to all) Khi tôi gặp một người, tôi tập trung lắng nghe họ (active listening) Tôi kiềm lại ý muốn cướp lời người đó, để nói lên ý tưởng của mình. Tôi muốn họ được nói, được chia sẻ và được lắng nghe (empathy) Khi tôi nói, tôi nói chậm (slowly). Tôi dừng lại một chút để não tôi có thời gian sắp xếp các suy nghĩ (sorting) Để tôi diễn đạt rõ ràng hơn, để người đối diện có thể hiểu được từng ý của tôi. Tôi không cố gắng tải nhiều thông tin, tôi tập trung vào sự chuyển đổi (transformation) của người lắng nghe tôi. (client) Khi tôi ở một mình, tôi lắng nghe cơ thể của mình (body) , trực giác của mình. (intuition) Tôi lắng nghe những tín hiệu của cơ thể, cơ thể cần gì, các cơ quan cần gì. (health) Tôi ghi xuống điều trực giác mách bảo. (gut feeling) Khi tôi làm việc trên mục tiêu dài hạn (long-term), tôi biết mình không thể xây dựng mọi thứ trong một buổi chiều nay, hay trong sáng mai, thậm chí trong cả tuần này. Tôi chỉ nhìn thấy kết quả sau 01 tháng, 03 tháng và thậm chí 08 tháng sau. (progress) Nên tôi tập trung vào ngày hôm nay, vào giờ này. (laser focus) Bây giờ, tôi nên tập trung vào việc gì? (one thing) Tôi cần hành động gì? (job to be done) Tôi sẽ làm gì tiếp theo? (what's next) Tôi đang sống, tỉnh giác, hiện diện với phút giây hiện tại. (mindfulness) Mọi thứ đều diễn ra theo trật tự hợp lý của chúng, tiếp nối nhau. (nature) Tôi không cần chống cự, tôi không gần cố gắng, tôi chỉ lặng lẽ quan sát. (flow) Tôi thấy được mọi thứ xung quanh đều rực rỡ, tuyệt vời, nhiệm màu. (living in light) Và tôi cảm nhận được cảm giác thật an lạc, bình an. thật nhẹ nhàng từ từ lắp đầy cả tâm hồn mình. (peaceful inside)
6
2
New comment Aug 5
BÊN TRONG TÂM TRÍ CỦA MỘT NGƯỜI TỈNH GIÁC (MINDFULNESS)
1-10 of 32
Khanh Nguyen
5
152points to level up
@khanh-nguyen-9134
Tác giả bộ sách Người hiệu suất cao. Người sáng lập học viện domino.

Active 6d ago
Joined Jul 13, 2024
powered by