Activity
Mon
Wed
Fri
Sun
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
Dec
What is this?
Less
More

Memberships

Taki Uni

Public • 265 • Free

12 contributions to Taki Uni
7 CÁCH ĐẶT HEADLINE THU HÚT MÀ CÁC FANPAGE LỚN ĐANG ÁP DỤNG
1. "HOW-TO" Phương pháp này yêu cầu bạn nên viết một điều gì đó thể hiện giải pháp hữu ích, khách quan và mang tính chất chỉ dẫn cho người đọc. => Ví dụ: “Bí quyết trang điểm cho phụ nữ trung niên”, “Làm thế nào để thưởng thức một tô phở ngon chỉ với 25k”... 2. GÂY SHOCK Cách thức này khiến khách hàng cảm giác lạ lạ, ấn tượng mạnh bởi lối tư duy không chính thống, độc đáo. => Ví dụ: “Chỉ làm việc 4 giờ mỗi tuần”, “Những gì bạn biết về thời gian đều là sai lầm”, “Chăm chỉ: con đường đi vào ngõ cụt”... 3. GIẢI THÍCH Phương pháp này yêu cầu bạn đặt headline một cách trực diện thể hiện "what - why" sản phẩm mang lại. Nghĩa là bạn cần giải thích được lợi thế độc tôn hoặc một lợi ích nào đó mà khách hàng quan tâm. => Ví dụ: “Camera phone 41MP”, “7 lý do con trẻ thường bị khủng hoảng tuổi lên ba”... 4. CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG Mang tính hội thoại, thể hiện được nét cá tính riêng, phương pháp này tạo cảm giác đời thường, như đối thoại trực tiếp với độc giả. => Ví dụ: “Cay đến chảy nước mắt, đúng vị tôi thích!”; “Tôi đã thay đổi hiệu quả kinh doanh chỉ bằng 3 bí quyết trưng bày đơn giản!”... 5. LỢI ÍCH - GIẢI PHÁP Phương pháp này yêu cầu bạn đưa ra lợi ích cho khách hàng và chứng minh bằng một giải pháp cụ thể. => Ví dụ: “Thưởng thức 13 khẩu vị không thể quên khi đến nhà hàng xyz”; “Có đến 17 lý do khác biệt bạn cần đọc ngay cuốn sách này”... 6. TIN TỨC THỜI SỰ Với phương pháp này, bạn cần thể hiện được sự nóng hổi, tính xu hướng, thời thượng cho người xem. => Ví dụ: “Son môi XYZ đã có mặt tại Việt Nam”, “Những góc nhìn mới trong phương pháp đào tạo lãnh đạo”... 7. ĐẶT CÂU HỎI Phương pháp này yêu cầu bạn đặt câu hỏi khiến người đọc tò mò, muốn tìm lời giải trong bài viết. => Ví dụ: “Cùng 1 bộ váy, tại sao 3 người phụ nữ lại có 3 phong cách khác biệt hoàn toàn?”, “Vì sao bạn không nên bỏ lỡ Workshop của Nghề Content ngày 29/8?”...
1
0
7 CÁCH ĐẶT HEADLINE THU HÚT MÀ CÁC FANPAGE LỚN ĐANG ÁP DỤNG
Người trẻ và cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi nghe những câu nói vừa rồi, chắc hẳn là các bạn liền có thể bật ra được những cái tên như Giang ơi, Khánh Vy hay là Chao, họ đều là những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng, có sức lan tỏa trong giới trẻ. Vậy có khi nào bạn tự hỏi tại sao khi chỉ cần nghe họ nói, bạn lại nhận ra họ ngay? Câu trả lời là họ có chất riêng, có sự độc đáo trong cách thể hiện bản thân, có những nội dung hay, mức độ ảnh hưởng của họ trong giới trẻ lớn. Những điều đó gộp lại gọi chung là thương hiệu cá nhân. Khi chúng ta nhắc đến Khánh Vy, chúng ta nhớ ngay đến danh xưng hot girl nói 7 thứ tiếng, nổi tiếng trong giới trẻ với những chia sẻ về học tiếng anh, MC nhà đài và những hoạt động truyền cảm hứng. Thời đại công nghệ phát triển, thế hệ Gen Z được tiếp xúc với các trang mạng xã hội, công nghệ từ rất sớm, có nhiều cơ hội hơn để xây dựng thương hiệu trên các nền tảng như facebook, youtube, tiktok,... Không ít những bạn trẻ có nhiều sức ảnh hưởng trên cộng đồng mạng. Không sai khi nói rằng, thương hiệu cá nhân chính là bộ mặt của một người trên mạng xã hội, mạng xã hội đóng vai trò như một công cụ để quảng bá bản thân một cách nhanh chóng hình ảnh của bạn đến với mọi người. Ngày nay, khi các nhà tuyển dụng tìm hiểu ứng viên của mình, thông thường họ vào trang cá nhân ứng viên để xem. Vì vậy, hình ảnh mà bạn xây dựng trên mạng xã hội không chỉ được coi là hồ sơ năng lực mà còn là thước đo độ uy tín. Thông qua nó, khán giả, khách hàng, nhà tuyển dụng hiểu hơn, tin tưởng và tìm đến bạn. Nhờ vậy, bạn dễ dàng hơn trong việc giới thiệu bản thân hay công việc của mình hoặc đơn giản hơn là việc bạn nói lên suy nghĩ và đưa ra lời khuyên có giá trị đối với người khác. Qua đó tạo nên sự uy tín và giá trị cao trong mắt nhiều người. Ngoài sử dụng lợi thế từ mạng xã hội để xây dựng thương hiệu riêng, chúng ta cần làm gì để xây dựng hiệu quả. Cái quan trọng là bạn cần phải xác định rõ phong cách, hình ảnh của bản thân và nó thích ứng được với sự chấp nhận của một nhóm công chúng mà mình muốn hướng đến. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và nỗ lực để định hình phong cách đó. Với nhiều bạn trẻ, mỗi người họ lại có những cách làm và suy nghĩ riêng.
2
0
Người trẻ và cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Vì sao những người khởi nghiệp lúc trẻ lại thành công?
Nếu bạn quan sát nhiều nhà tỷ phú vĩ đại trên thế giới, thì sẽ phát hiện ra họ có một vài điểm chung, trong đó có một điểm chung là họ đều khởi nghiệp từ lúc trẻ. Bạn có bao giờ để ý điều đó? Mark Zuckerberg thành lập Facebook khi còn đang học đại học. Bill Gates khởi nghiệp khi chỉ mới là một thiếu niên, còn Warren Buffett bắt đầu mua cổ phiếu khi mới 11 tuổi. Và còn nhiều nhân vật khác nữa. Nhưng tại sao lại như thế? Nhiều người đã trở nên thành công khi khởi nghiệp từ sớm, và có nhiều lý do lý giải cho điều đó. Khi bạn còn trẻ, sẽ có thời gian làm được nhiều thứ hơn, nhưng không có nghĩa là không thể thành công khi bắt đầu trễ hơn. 1.Họ không bận tâm tới những ý kiến khác: Đơn giản mà nói khi còn trẻ, họ khá “bướng bỉnh”, thích cuộc sống tự lập. Khi càng có tuổi thì càng thích ổn định và do dự đưa ra những thay đổi lớn trong đời. 2.Họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn Sự thật là bạn càng sớm trau dồi một kỹ năng hay phấn đấu cho ước mơ, thì bạn sẽ càng có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn. Đó là quy luật. Nếu ngồi kế hai người 40 tuổi, đều là dân thể hình,ai cũng nghiêm túc luyện tập thể dục thể thao. Nhưng một người bắt đầu lúc 18 tuổi, người còn lại bắt đầu lúc 30 tuổi, bạn nghĩ ai sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn? 3. Họ thất bại nhiều lần trước khi người khác bắt đầu Bạn càng khởi nghiệp trẻ, thì lần thất bại đầu tiên của bạn sẽ càng đến sớm hơn. Đây chính là lý do tại sao những người khởi nghiệp trẻ lại thành công. Thất bại là một điều tích cực. Thất bại giúp bạn có thêm kinh nghiệm và bài học để hoàn thiện bản thân, từ đó giúp đạt được những điều tiếp theo. 4. Họ bổ sung kiến thức một cách nhanh chóng Trí óc của bạn phát triển nhanh hơn nhiều khi bạn còn trẻ. Bởi vì não của bạn đang ở thời điểm tăng trưởng tối ưu nên bạn có thể học và thành thạo các kỹ năng mới dễ dàng hơn. Khi càng lớn tuổi, trí nhớ của bạn không còn tốt như xưa, nên việc học cũng chậm và khó tiếp thu . 5. Họ có động lực muốn cải thiện bản thân Nếu bạn sẵn lòng khởi nghiệp hay điều gì đó tương tự khi còn trẻ, ngay tại thời điểm mà hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới tiệc tùng, lãng phí thời gian hay kiếm tiền, thì bạn đã có động lực muốn cải thiện bản thân một cách rất tự nhiên.
2
0
8 BƯỚC XỬ LÝ LỜI TỪ CHỐI KHÁCH HÀNG CỰC KHÉO LÉO
Trong quá trình bán hàng, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận được sự đồng thuận từ khách hàng, vậy nên muốn trở thành một chiến binh bán hàng thật sự, hãy bắt đầu nâng cao kỹ năng giao tiếp và xử lý từ chối khách hàng ngay hôm nay với 8 bước: Bước 1: Đặt mình vào vị trí của khách hàng Hãy lắng nghe khách hàng một cách chân thành, để hiểu rõ lý do họ từ chối sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đừng gián đoạn hoặc cắt ngang lời của họ, hãy để họ kể hết ý kiến. Bước 2: Lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận quyết định của khách hàng Hãy lắng nghe khách hàng một cách chân thành và tập trung vào những gì họ đang nói. Đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về lý do từ chối của họ, tạo không gian an toàn cho họ chia sẻ ý kiến, thể hiện sự tôn trọng và thấu hiểu quyết định của khách hàng. Đừng ép buộc hay thuyết phục quá mức, nhưng hãy cảm ơn họ vì thời gian và sự quan tâm của họ. Bước 3: Giải thích giá trị và tập trung vào lợi ích của khách hàng Hãy tập trung vào việc giải thích cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tập trung vào lợi ích và giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể mang lại cho khách hàng. Thuyết phục họ rằng bạn có một giải pháp thực sự giúp họ. Bước 4: Đề xuất giải pháp thay thế Nếu khách hàng từ chối vì một lý do cụ thể, hãy đề xuất các giải pháp hoặc sản phẩm thay thế phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều này có thể bao gồm thay đổi gói sản phẩm, giảm giá hoặc cung cấp dịch vụ bổ sung. Hãy tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt. Bước 5: Hỏi thêm thông tin Nếu bạn không rõ lý do cụ thể khi khách hàng từ chối, hãy hỏi thêm để hiểu rõ hơn về ý kiến của họ. Điều này giúp bạn cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình trong tương lai. Bước 6: Duy trì mối quan hệ Dù khách hàng từ chối hay không, hãy giữ liên lạc và duy trì mối quan hệ chuyên nghiệp với họ. Điều này giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài và có cơ hội tiếp tục hợp tác trong tương lai. Bước 7: Học hỏi và phát triển
17
10
New comment Jul '23
8 BƯỚC XỬ LÝ LỜI TỪ CHỐI KHÁCH HÀNG CỰC KHÉO LÉO
0 likes • Jul '23
Hay quá thầy ạ
CÁCH ĐỂ CÓ Ý TƯỞNG KINH DOANH SÁNG TẠO
TOP 1: Quan sát và phân tích xu hướng: Theo dõi các xu hướng mới trong ngành công nghiệp hoặc xã hội và tìm cách áp dụng chúng vào lĩnh vực kinh doanh của bạn. Xem xét những thay đổi xã hội, công nghệ mới, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và cố gắng định hình ý tưởng kinh doanh dựa trên những xu hướng này. Ví dụ: Hiện nay Trung Quốc đang đẩy mạnh ngành công nghiệp Livestream và đó như là một xu thế mới hiện nay. Việc tận dụng xu hướng Livestream sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng, xây dựng lòng tin và kích thích, khơi dậy cảm xúc muốn mua của khách hàng. Vì vậy những nhà bán hàng nào còn chần chừ chưa kịp tham gia vào miếng bánh Livestream trên Tóp Tóp thì nên triển khai nhanh trước khi muộn nhé
6
1
New comment Jul '23
0 likes • Jul '23
cảm ơn b đã chia sẻ
1-10 of 12
Linh Nguyen
2
2points to level up
@linh-nguyen-6424
Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy làm những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười.

Active 472d ago
Joined Jul 2, 2023
powered by