User
Write something
Coach Trực tiếp LV 3 is happening in 3 hours
Cách Mở Giới Hạn 100 Đơn Hàng 1 Ngày Trên Tiktok
Theo quy định bán hàng từ Tiktok Shop: “Cửa hàng mới phải tuân theo giới hạn số đơn hàng đặt hàng ngày do chúng tôi đặt ra trong thời gian thử việc”. Cụ thể giới hạn đơn hàng một shop mới được bán trên Tiktok là 100 đơn/ 1 ngày. Trong thời gian bị giới hạn đơn hàng/ 1 ngày, các shop mới được gọi là trong thời gian thử việc. Có 2 cách chính để mở giới hạn đơn hàng trên Tiktok shop, hay còn gọi là vượt qua thời gian thử việc. - Đạt các chỉ số bán hàng thông thường Các shop mới tại Tiktok phải có thời gian bán hàng tối thiểu từ 60 ngày và đạt các chỉ số sau mới được mở giới hạn đơn hàng. Cụ thể các chỉ số bán hàng cần đạt là: Thời gian bán hàng: > 60 ngày Số đơn hàng: > 1000 đơn Tỷ lệ hủy đơn của người bán: < 2.5% Tỷ lệ gửi trễ: < 4% Tỷ lệ theo dõi hợp lệ: > 95% - Gửi email đăng kí bỏ qua thời gian thử việc Tiktok Shop Ngoài việc đạt các chỉ số thông thường, các nhà bán hàng mới có kinh nghiệm, quy mô và có thương hiệu có thể gửi email đăng kí bỏ qua thử việc Tiktok Shop Danh sách các tài liệu cần đính kèm email: (Lưu ý nên có đầy đủ các tài liệu Tiktok Shop yêu cầu, thiếu 1 trong số các tài liệu có thể không được phê duyệt mở giới hạn đơn) 1. Ủy quyền nhãn hiệu: cần có giấy tờ đăng kí thương hiệu hoặc ủy quyền thương hiệu cho đối tác. 2. Giấy chứng nhận sản phẩm: áp dụng với một số sản phẩm bị hạn chế như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,… 3. Hình ảnh sản phẩm: chụp 6 mặt của bao bì sản phẩm (nêu sản phẩm dạng hộp), chụp nhãn mác và ít nhất 1 hình ảnh sản phẩm đối với các sản phẩm khác. 4. Video về hàng tồn kho: quay 1 video đẹp nhất có thể, video cần thể hiện toàn cảnh nhà kho, kệ hàng và sản phẩm đang bán trên Tiktok Shop. 5. Video đóng gói: quay quá trình đóng gói sản phẩm, các bộ phận nhân viên. 6. Video về dịch vụ khách hàng: quay bộ phận chăm sóc khách hàng đang trả lời tin nhắn, quay toàn bộ khu làm việc và tên cửa hàng trên giao diện làm việc để xác thực cửa hàng khớp với video. Chú ý: - Nếu video nặng thì có thể đính kèm dưới dạng link drive trong email. - Các video nên được quay rõ nét để tăng khả năng xét duyệt mở giới hạn đơn.
2
0
Cách Mở Giới Hạn 100 Đơn Hàng 1 Ngày Trên Tiktok
Startup khởi sự cần biết – Có những loại “tài trợ hạt giống” nào?
Khi bắt đầu khởi nghiệp, một trong những điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến là làm thế nào để biến ý tưởng tuyệt vời thành một sản phẩm cụ thể và bán chúng. Tuy nhiên, để làm được tất cả các điều trên, nhất định bạn phải có nguồn lực, cụ thể là vốn “tài trợ hạt giống”. Dưới đây là 6 loại hình tài trợ phổ biến nhất cho startup ở giai đoạn đầu: #1. Bootstrapping – Nguồn lực tự thân Bootstrapping được hiểu là các Founder tự dùng khoản tiền tiết kiệm của mình hoặc dòng tiền từ chính startup để tự vận hành việc kinh doanh. Vì dùng vốn từ bản thân thường có giới hạn, nên việc vận hành theo kiểu bootstrapping đòi hỏi startup phải hoạt động thật tinh gọn, mức quay vòng tồn kho nhanh và kiểm soát chặt chẽ chi phí. #2. Crowdfunding – Gọi vốn cộng đồng Có thể hiểu đơn giản gọi vốn cộng đồng là việc kêu gọi các khoản vốn nhỏ từ số lượng lớn các cá nhân, tổ chức đơn lẻ để tài trợ cho một dự án mới. Việc gọi vốn thường được thực hiện thông qua mạng lưới Internet. #3. Nhà đầu tư thiên thần Các nhà đầu tư thiên thần là một cá nhân hoặc nhóm các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ. Những nhà đầu tư này thường là những người có nhiều tài sản, họ thường là những nhân viên cũ, từng giữ các vị trí quản lý cấp cao trong các tổ chức có uy tín hoặc doanh nhân thành đạt. #4. Tham gia “Vườn ươm doanh nghiệp” “Vườn ươm” – Incubator – là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và phát triển trong giai đoạn khởi đầu bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết. #5. Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ Chính phủ Đối với các quốc gia có nền kinh tế đã và đang phát triển, các công ty khởi nghiệp đang đóng góp tích cực vào sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Do đó, các Chính phủ ở các quốc gia thường có những chính sách ưu đãi riêng biệt để hỗ trợ, kích thích các doanh nghiệp khởi nghiệp. Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nhiên các chính sách hiện tại vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, và chủ yếu chỉ tập trung vào các startup đã bước qua giai đoạt “hạt giống”.
2
0
Startup khởi sự cần biết – Có những loại “tài trợ hạt giống” nào?
7 CÁCH ĐẶT HEADLINE THU HÚT MÀ CÁC FANPAGE LỚN ĐANG ÁP DỤNG
1. "HOW-TO" Phương pháp này yêu cầu bạn nên viết một điều gì đó thể hiện giải pháp hữu ích, khách quan và mang tính chất chỉ dẫn cho người đọc. => Ví dụ: “Bí quyết trang điểm cho phụ nữ trung niên”, “Làm thế nào để thưởng thức một tô phở ngon chỉ với 25k”... 2. GÂY SHOCK Cách thức này khiến khách hàng cảm giác lạ lạ, ấn tượng mạnh bởi lối tư duy không chính thống, độc đáo. => Ví dụ: “Chỉ làm việc 4 giờ mỗi tuần”, “Những gì bạn biết về thời gian đều là sai lầm”, “Chăm chỉ: con đường đi vào ngõ cụt”... 3. GIẢI THÍCH Phương pháp này yêu cầu bạn đặt headline một cách trực diện thể hiện "what - why" sản phẩm mang lại. Nghĩa là bạn cần giải thích được lợi thế độc tôn hoặc một lợi ích nào đó mà khách hàng quan tâm. => Ví dụ: “Camera phone 41MP”, “7 lý do con trẻ thường bị khủng hoảng tuổi lên ba”... 4. CẢM NHẬN KHÁCH HÀNG Mang tính hội thoại, thể hiện được nét cá tính riêng, phương pháp này tạo cảm giác đời thường, như đối thoại trực tiếp với độc giả. => Ví dụ: “Cay đến chảy nước mắt, đúng vị tôi thích!”; “Tôi đã thay đổi hiệu quả kinh doanh chỉ bằng 3 bí quyết trưng bày đơn giản!”... 5. LỢI ÍCH - GIẢI PHÁP Phương pháp này yêu cầu bạn đưa ra lợi ích cho khách hàng và chứng minh bằng một giải pháp cụ thể. => Ví dụ: “Thưởng thức 13 khẩu vị không thể quên khi đến nhà hàng xyz”; “Có đến 17 lý do khác biệt bạn cần đọc ngay cuốn sách này”... 6. TIN TỨC THỜI SỰ Với phương pháp này, bạn cần thể hiện được sự nóng hổi, tính xu hướng, thời thượng cho người xem. => Ví dụ: “Son môi XYZ đã có mặt tại Việt Nam”, “Những góc nhìn mới trong phương pháp đào tạo lãnh đạo”... 7. ĐẶT CÂU HỎI Phương pháp này yêu cầu bạn đặt câu hỏi khiến người đọc tò mò, muốn tìm lời giải trong bài viết. => Ví dụ: “Cùng 1 bộ váy, tại sao 3 người phụ nữ lại có 3 phong cách khác biệt hoàn toàn?”, “Vì sao bạn không nên bỏ lỡ Workshop của Nghề Content ngày 29/8?”...
1
0
7 CÁCH ĐẶT HEADLINE THU HÚT MÀ CÁC FANPAGE LỚN ĐANG ÁP DỤNG
Muốn Làm Marketing Chuyên Nghiệp, Hãy Bắt Đầu Nghĩ Về Ngành Hàng 👇👇👇
Marketing không chỉ là làm thương hiệu hay làm nghệ thuật. Marketing suy cho cùng cũng là để bán hàng và đem lợi nhuận về cho công ty. Để làm được điều này, tư duy về ngành hàng là điều tối quan trọng. Điều đáng tiếc là những năm đầu sự nghiệp, các Marketer thường sẽ tập trung nhiều hơn vào câu chuyện thương hiệu (Brand) mà bỏ qua góc nhìn từ phía ngành hàng. Ngay cả trong thời hiện đại, câu chuyện ngành hàng vẫn luôn là mối lưu tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Ví dụ như Pepsi và Coca-Cola sẵn sàng tạm gác cuộc đua ở ngành hàng nước ngọt có gas để chuyển sang những loại nước giải khát khác, thậm chí thức ăn, không phải bởi họ đã mệt mỏi vì đấu đá, mà đơn giản vì tảng băng ngành hàng nước ngọt có gas đang tan dần. Rõ ràng, hiểu về ngành hàng giúp các Marketer hiểu rõ Brand của mình đang nằm ở phân khúc thị trường nào, những đối thủ của mình là ai, tăng trưởng từ đâu mà tới. Có tư duy ngành hàng vững sẽ giúp Marketer hiểu được Brand của mình đang có vai trò gì đối với doanh nghiệp trong hiện tại và đưa ra chiến lược hoạt động tương lai, thậm chí là chấp nhận giảm ngân sách của một số Brand chủ lực nhằm đầu tư cho lâu dài. Đây là kỹ năng quan trọng của một Senior Brand Manager - khi mà bạn bắt đầu phải quản lý nhiều hơn một nhãn hàng.
1
0
Phân biệt thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân
Có nhiều thuộc tính khác nhau giữa hai loại hình thương hiệu này, tuy nhiên chúng ta cần nhìn vào bản chất của chúng. Điều này sẽ giúp chúng ta thấu hiểu và cung cấp những kiến thức cơ bản nhưng rất quan trọng định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân. Xét về bản chất, sự khác nhau lớn nhất giữa thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân đó là thương hiệu doanh nghiệp do trí tưởng tượng của con người tạo ra, nó không có thật, ngược lại thương hiệu cá nhân lại có thật, với một con người là một cơ thể vật lý trọn vẹn. Điều này ảnh hưởng tới cách thức xây dựng thương hiệu của hai loại hình, với thương hiệu doanh nghiệp, các công ty cần có những hoạt động liên tục nhằm thuyết phục và khẳng định rằng thương hiệu có thật thông qua các hoạt động như đặt tên cho thương hiệu, thiết kế danh tính, gồm logo, hệ thống nhận diện thương hiệu…. Theo mình, nhưng điều này không cần thiết với thương hiệu cá nhân, vì mỗi cá nhân đã được cha mẹ ban cho một danh tính đầy đủ khi bước vào cuộc sống. Từ đây bạn sẽ hiểu rằng, thiết kế logo cá nhân sẽ là một điều lãng phí, bởi gương mặt, cơ thể bạn chính là tín hiệu nhận diện mạnh mẽ hơn cả. Đừng để mọi người tương tác với bạn qua một biểu tượng không cảm xúc. Tại Việt Nam có câu thành ngữ “chọn mặt gửi vàng”, theo mình câu nói này rất hay, hãy luôn nhớ về nó khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Những điểm giống nhau giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp - Cùng một mục tiêu: hai loại hình này đều hướng đến con người và mục tiêu là đạt được nhận thức tốt của khách hàng tiềm năng. - Công cụ sử dụng: thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp đều dùng chung những công cụ truyền thông, marketing như mạng xã hội, blog, podcast, báo in, hội thảo… Những điểm khác nhau giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp - Khác về chủ thể: thương hiệu cá nhân đại diện cho một con người, thương hiệu doanh nghiệp đại diện cho một tổ chức. - Thực thể: thương hiệu cá nhân là một thực thể, thương hiệu doanh nghiệp là do trí tưởng tượng của con người sáng tạo ra.
1
0
Phân biệt thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân
1-30 of 84
Taki Uni
skool.com/taki-uni-8921
Cộng đồng chia sẻ và cho đi miễn phí Các chương trình và khoá học của TAKI ACADEMY. Con đường tới tự do tài chính trọn vẹn.
powered by