Với khí hậu miền Bắc, thời tiết chia ra bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ngày đầu tiên của tiết Lập thu bắt đầu vào thứ 4 của tuần trước (7/8/2024). Y học cổ truyền rất coi trọng thuật dưỡng sinh. Mục đích của dưỡng sinh phòng bệnh tật ứng với bốn mùa là “lấy Đạo của tự nhiên, điều dưỡng thân thể tự nhiên”. Sách Hoàng đế nội kinh viết: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”. Mùa thu thời tiết từ nóng chuyển sang mát lạnh, dương suy âm thịnh. Thời tiết khô hanh, vì thế dưỡng âm phòng ngừa khô hanh là chủ yếu của dưỡng sinh mùa thu để phòng bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng của dưỡng sinh mùa thu trong Y học cổ truyền 1. Điều chỉnh lối sống - Mùa thu là khoảng thời gian chuyển giao giữa hè và đông, khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng cơ thể. Để đối phó với điều này, bạn nên chuẩn bị tốt hơn cho việc mặc áo, đặc biệt, khi đi ngủ vào ban đêm, cần đảm bảo cơ thể được giữ ấm bằng cách sử dụng nhiều lớp quần áo hoặc đắp thêm chăn để tránh nhiễm lạnh. - Việc thay đổi thói quen ngủ cũng rất quan trọng. Việc đi ngủ sớm và dậy sớm không chỉ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với biến đổi thời tiết mùa thu, mà còn có lợi cho sức khỏe tổng thể. Thói quen này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng sự tỉnh táo vào buổi sáng và duy trì năng lượng suốt cả ngày. 2. Điều chỉnh lại tinh thần - Theo Đông y thì Phế thuộc kim tương ứng với mùa Thu, về tình chí là ưu sầu (ưu). Phế khí rất mẫn cảm đối với sự thay đổi khí hậu mùa Thu. Cây cỏ thì đìu hiu, sắc vàng đỏ lấn lướt màu xanh, gió luồn trong mưa lạnh, khí trời u uất làm con người cũng có tâm trạng não nề. - Tinh thần của bạn cần được điều chỉnh và duy trì ở một tình trạng tích cực. Hãy thử chủ động giải quyết vấn đề, để tâm hồn được thả lỏng và tĩnh tại. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra một không gian tĩnh lặng trong lòng, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và lấy lại sự cân bằng. 3. Điều chỉnh chế độ ăn uống - Mùa Thu thường hao tổn tân dịch (do gan sinh ra) gây ra các bệnh phổi nóng ho hắng, song đau yết hầu, miệng khô lưỡi ráo,v.v…Vị chua thuộc Mộc. Kim khắc Mộc nên dùng vị chua để thu liễm bớt phế khí. - Hạn chế vị cay (Kim) vì cay sẽ phát tán phế khí nên cần ăn ít các thức ăn cay nồng như hành tỏi, gừng, tiêu, mù tạt… - Nên ăn rau trái thanh nhiệt như rau má, hạt sen…những trái cây có tính âm của Việt Nam có sẵn như chuối, đu đủ, nho…để dưỡng âm. - Trong chế độ ăn uống, bạn nên ưu tiên thực phẩm có vị chua, ngọt và đắng. Hãy bổ sung cà rốt, cà chua, bí xanh, củ sen, đậu, ngô, nho, nhãn, đào, dứa, dưa lưới và nhiều loại thực phẩm tươi ngon khác vào khẩu phần ăn hàng ngày để tạo cân bằng yin và yang trong cơ thể, giúp bạn có một mùa thu khỏe mạnh hơn.