Giải pháp nào cho MẤT NGỦ, ĐAU DẠ DÀY hơn 15 năm?
(Đây là bài mình phân tích một trường hợp thực tế mà mình đang cố vấn đồng hành).
Chào bạn thân mến,
Bạn có bao giờ nhận thấy một người thường không chỉ có 1 vấn đề sức khoẻ mà sẽ có nhiều vấn đề sức khoẻ kèm theo hay không?
Tại sao mất ngủ và đau dạ dày trở thành bệnh nhiều người phải sống chung cả đời?
Bạn có thấy rằng có một nghịch lý là con người chấp nhận bệnh tật là điều tự nhiên. Khi con người y học càng phát triển, bệnh tật lại càng gia tăng và chi phí cho y tế cũng ngày càng tăng.
Thực tế sức khoẻ tinh thần thường được xem xét tách biệt với sức khoẻ thể chất và mọi vấn đề sức khoẻ thường được tiếp cận một cách rời rạc.Trong điều trị, khá phổ biến việc chữa bệnh này lại bị bệnh kia (gọi là điều trị đánh đổi) do ít loại thuốc mà không có tác dụng phụ.
Trong cách tiếp cận của Integrative Medicine - Y học tích hợp hay y học bổ sung, sức khoẻ cần được xem xét ở cái nhìn rộng hơn bao gồm cả cơ thể, tinh thần, cảm xúc, tâm linh và mối quan hệ.
(Mình chưa biết dùng từ ngữ nào dễ hiểu hơn nên xin phép sẽ sử dụng 1 số từ ngữ chuyên môn để có thể trình bày và truyền tải cho các bạn). Thực ra nó có nhiều khía cạnh cần phải được xem xét hơn nữa nhưng đơn giản là vậy.
Đây là một trường hợp thể hiện rõ mối liên hệ giữa tinh thần và sức khoẻ.
Trường hợp này là khá điển hình cho vấn đề mất ngủ kéo dài và sự liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tiếp nối bài trước, Mai sẽ phân tích kỹ hơn về trường hợp này.
**Vấn đề đặt ra khi đến với Coach:** Mất ngủ, không kiểm soát được suy nghĩ và tâm trạng (rối loạn lo âu).
**Thân chủ:** Nữ, 33 tuổi, công việc là kiểm toán.
**Tình trạng sức khoẻ khi khảo sát sâu hơn:**
- **Mất ngủ:** Bạn bị mất ngủ từ năm 2009, đến nay đã 15 năm. Hai năm gần đây, tình trạng trở nên nặng hơn. Bạn thường đi ngủ lúc 10h30 và tỉnh dậy lúc 2h sáng, sau đó nằm cố trằn trọc đến khoảng 5h mới ngủ lại được chút ít. Bạn được chẩn đoán rối loạn lo âu và giấc ngủ, và được kê thuốc an thần nhưng không dùng do trong nhà người anh cũng bị mất ngủ nhiều năm chia sẻ việc phụ thuộc thuốc và sau này sẽ phải cai nghiện thuốc.
Do vậy bạn đã uống thuốc đông y, thảo dược nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Hai năm gần đây, vấn đề nặng hơn do ảnh hưởng tâm lý sau chuyện tình cảm. Bạn đã tìm đến các hội nhóm mất ngủ, nghe pháp từ thầy Thích Pháp Hoà và thầy Minh Niệm, cũng như học cách yêu thương bản thân hơn qua thiền và tụng chú Đại bi, nhưng tình trạng mất ngủ vẫn tái diễn.
- **Đau dạ dày:** Bị đau dạ dày từ năm 2009, được chẩn đoán viêm và xung huyết, trào ngược dạ dày, viêm họng. Khi đau quá, bạn đi khám và lấy thuốc uống. Bạn đang dùng thuốc dạ dày chữ Y và thường mang theo bên mình. Buổi tối khi mất ngủ tỉnh dậy lúc 2h sáng, bạn thường cảm thấy đói và đau dạ dày, phải ăn thêm, dẫn đến tăng cân. Thuốc dạ dày cũng khiến bạn đầy hơi, khó chịu hoặc táo bón.
- **Đau nửa đầu, đau trán trước, đau vai gáy:** Khi đau quá, bạn phải dùng thêm Panadol, khiến hiệu suất làm việc giảm sút do đau đầu và khó tập trung.
- **Tinh thần:** Luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không thể ngừng suy nghĩ. Không thấy vui vẻ, hứng khởi và giao tiếp ngày càng khép mình.
Trường hợp này được người anh hỏi chương trình, và mình yêu cầu phải có buổi trao đổi riêng vì không phải ai cũng phù hợp với Coaching cá nhân. Đây là quá trình trao đổi và tạo sự thay đổi từ nhận thức, niềm tin, suy nghĩ, hành vi, đòi hỏi sự thấu hiểu, hợp tác và tin tưởng.
Mình cũng phải giải thích rõ ràng rằng mình không chữa bệnh, và mọi người đến với mình không phải là bệnh nhân.
Điều quan trọng đầu tiên bạn ấy cần làm là kiểm soát tâm trí (cảm xúc - suy nghĩ), điều chỉnh lại nhận thức, niềm tin và hành vi.
Người anh rất lo lắng vì sợ em sẽ không hợp tác. Tuy nhiên, trái với điều anh nghĩ, bạn ấy lại thể hiện sự cầu thị và mong muốn thay đổi thực sự.
Một điều quan trọng mình cảm nhận từ bạn ấy là sự cô đơn, không ai thấu hiểu được những khó khăn nội tâm.
Bạn đã quằn quại trong vấn đề của bản thân và muốn thoát ra từ lâu nhưng không biết ai có thể giúp.
Bạn không có điểm tựa tinh thần và người nào đủ thông thái để giúp bạn biết cần làm gì để vượt qua.
Bạn có một người bạn thường tâm sự, nhưng người bạn này cũng gặp chuyện không hài lòng trong tình cảm, nên còn tiêu cực hơn cả bạn.
Gia đình thêm phiền lòng vì nhìn bạn lúc nào cũng buồn rầu, khiến tình trạng càng tệ hơn.
Do vậy, khi thấy ai đó rơi vào trạng thái tiêu cực, có thể họ đang gặp những khó khăn về thể chất và nội tâm, rất cần sự thấu hiểu, bao dung và hỗ trợ từ những người xung quanh.
Đến hôm nay khi viết bài này, mình đã đồng hành với bạn được 1 tháng, mỗi tuần gặp 1 buổi 1 giờ. Mình lắng nghe và giúp bạn nhận ra điểm mấu chốt để điều chỉnh phù hợp.
**Kết quả sau 4 tuần:**
- Từ bông hoa héo đã biến thành hoa tươi. Bạn đã cười tươi, không còn những ngày mất ngủ và hôm sau mặt như đeo đá đến cơ quan nữa. ( Bạn cứ thử 3 ngày không ngủ được thì sẽ hiểu ngay). Thế nên mới có tình tiết người anh nhắn mình là anh chưa bao giờ nhìn thấy bạn cười tươi như vậy sau nhiều năm qua. Quan trọng hơn bạn đã bắt đầu tìm lại những niềm vui trong cuộc sống.
- Buông bỏ được chuyện tình cảm cũ, không còn bị chi phối tâm lý. Nghĩ lại bạn không hiểu tại sao trước đây mình lại không biết thương mình đến vậy. Bi luỵ trong cảm xúc và ngày nào cũng cả nắm thuốc, làm cả nhà lo lắng.
- Đau đầu giảm 50% -80% về cả mức độ và cường độ.
- Một tháng qua, bạn không phải sử dụng thuốc đau dạ dày, không còn bị những cơn đau quặn thắt.
- Tình trạng mất ngủ đã khá hơn, ngay cả khi không ngủ được, bạn vẫn biết cách lấy năng lượng thông qua thư giãn và hơi thở nên không còn mệt mỏi trong ngày.
- Bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn, không còn biểu hiện nhăn nhỏ khó chịu tại cơ quan hay nhà như trước.
- Khả năng giao tiếp của bạn tốt hơn, cải thiện khả năng giao tiếp và nhận ra điều này cũng giúp bạn tránh mất đi nhiều cơ hội.
Thời gian sắp tới, ngoài việc giúp bạn cải thiện tổng thể sức khỏe đi theo các mục tiêu cá nhân ban đầu, mình còn muốn giúp bạn xây dựng sự tự tin cá nhân, vượt qua lo lắng và bất an trong mối quan hệ mới.
**Một số tóm tắt chia sẻ:**
- Đừng bao giờ chỉ phụ thuộc vào thuốc men để chăm sóc sức khỏe.
- Hãy học cách chăm sóc và yêu thương bản thân càng sớm càng tốt.
- Cần có cái nhìn toàn diện về sức khỏe của mình cả về thân, tâm, trí.
- Không nên coi thường và thiếu sự chăm sóc với sức khỏe tinh thần, vì đó mới là thứ thực sự tạo nên chất lượng sống và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ thể chất.
- Có nhiều người điều trị dạ dày, mất ngủ cả đời không khỏi, lý do có thể nằm ở thế giới tinh thần và cảm xúc cần được chăm sóc xứng đáng.
———————-
Coach Đỗ Mai
Holistic Health Coach & Master Yoga
HLV sức khoẻ tinh thần / sống khoẻ toàn diện
5
1 comment
Mai Do Thi
5
Giải pháp nào cho MẤT NGỦ, ĐAU DẠ DÀY hơn 15 năm?
Maidi - Sống khoẻ, Sống an
skool.com/maidi-kien-tao-ban-the-an-vui-9194
Lan toả hạnh phúc. Sống khoẻ cả về tinh thần và thể chất, đóng góp cho cộng đồng xã hội.
Leaderboard (30-day)
powered by