Trong các mối quan hệ cuộc sống của chúng ta sẽ không tránh khỏi các cuộc tranh luận, từ những người thân yêu nhất như bố mẹ, vợ chồng, những người bạn thân thiết...hay những mối quan hệ xã hội ảnh hưởng tới tài chính, sự nghiệp... của bản thân
Mục đích cuối cùng của những cuộc tranh luận là để giải quyết vấn đề chứ không phải để phân bua ai đúng ai sai - đó cũng là nguyên nhân đánh mất đi những mối quan hệ tốt đẹp trong suốt nhiều năm tháng thậm chí là các cơ hội về tài chính, mối quan hệ mà nhờ người đó mang lại cho chúng ta.
Ta có thể mất những khách hàng lớn với đơn hàng cả trăm triệu đồng do người đó giới thiệu. Ta sẽ mất hàng chục năm, có khi hơn để tạo dựng 1 sự nghiệp đến từ những mối quan hệ mà người đó chia sẻ...
Những cuộc tranh luận đúng - sai thường là ngòi nổ tàn phá những mối quan hệ nếu chúng ta không biết cách, vì ẩn sau đó sẽ là những "cái tôi" xuất hiện, đúng sai xuất hiện và cuối cùng là ...phân phe (mỗi người đi về 1 hướng)
Ví dụ: - Khách hàng phản hồi về sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta đang chưa tốt - Bố mẹ, Leader hay Mentor đóng góp, xây dựng để chúng ta tốt hơn?
NHƯNG:
- Chúng ta thường thích những lời ghi nhận ngọt ngào hơn là những lời góp ý xây dựng - Đặc biệt những người càng gần mình thì mình càng hiển nhiên với những lời góp ý
Trong những tình huống này mình cần làm gì?
1. Chủ động lắng nghe (không kèm cảm xúc của mình vào trong đó), nghe để hiểu người đối diện đang muốn "đóng góp" hay "xây dựng" giúp mình tốt hơn (cái này mình cũng đang luyện, vì đó là level cao nhất của việc lắng nghe, thường thì não của mình chỉ thích nghe những điều ghi nhận, điều tốt đẹp chứ không muốn nghe những lời góp ý hay xây dựng, mình bỏ công sức ra để làm thì mình luôn mong muốn được ghi nhận chứ không mong muốn bị chỉ trích hay góp ý). Phản ứng của mình lúc đó thường sẽ là "giỏi thì vào mà làm" (các bạn có hay bị như vậy ko?, chứ thật sự họ vào làm thì cũng không đến lượt mình)
Thầy mình có dậy, phản ứng là điều bình thường của não bộ, quan trọng là khi sự kiện bất như ý xảy ra thì cách phản ứng của mình như thế nào mới quyết định kết quả mình nhận được sau đó. Trong tình huống này mình chọn phản ứng là lắng nghe và giao tiếp với điều mình muốn
2. Giao tiếp với điều mình mong muốn:
- Nếu mình không muốn được góp ý hay xây dựng thì mình có thể cảm ơn người nói và tự mình review lại để cải thiện - Nếu mình muốn được góp ý hay xây dựng để tốt hơn thì lắng nghe trọn vẹn sau đó hỏi người đóng góp với mình cách làm để lần sau làm tốt hơn (vì cuối cùng người sẵn sàng góp ý cho mình là người muốn mình tốt hơn, nếu không họ đã bỏ mình đi rồi, ví dụ khách hàng chỉ mua 1 lần và ko quay lại, không góp ý cho mình thì làm sao mình biết để mình cải thiện?)
Nên là biết ơn những người đến góp ý, xây dựng để cuộc sống mình trở nên tốt hơn.
Đó là cách mà mình thường áp dụng khi có những cuộc giao tiếp không như ý, còn bạn thì sao? Trong những trường hợp như thế bạn đang xử lý như thế nào???