AI tác động đến truyền thông như thế nào?
TRÍ TUỆ TRONG THẾ GIỚI SỐ - TIỀM NĂNG & RỦI RO Thế giới “VUCA” (1990) - thế giới “đa cực”, được xác lập khi thỏa 4 điều kiện: Biến động (Volatility), Không chắc chắn (Uncertainty), Phức tạp (Complexity) và Mơ hồ (Ambiguity). Qua hơn 40 năm tồn tại, đặc biệt là từ sau đại dịch COVID-19, thế giới VUCA đang dần chuyển giao sang một hình thái mới, kế thừa các đặc điểm cũ, nhưng có phần trầm trọng và ảnh hưởng sâu rộng hơn đến thế giới loài người: Đó là thế giới BANI (Brittle - Mong manh, dễ vỡ, Anxious - Lo lắng, Nonlinear - Phi tuyến tính và Incomprehensible - Khó hiểu) Quy luật nhân – quả (tuyến tính) đã không còn đúng trong thế giới BANI, khi mà con người dường như không thể đoán trước được những nguy cơ và hệ quả tiềm tàng. Sống trong một thế giới BANI mỏng manh, đầy lo lắng và phi tuyến tính khiến hầu hết các sự kiện, nguyên nhân và quyết định trở nên thật khó hiểu. Trí tuệ Nhân tạo (AI) được xác định là đứng thứ 2 về yếu tố rủi ro. VN được thống kê tỷ lệ sử dụng AI trong cuộc sống, công việc khá cao so với thế giới, cụ thể là ChatGPT nổi lên, tốn bao giấy mực và thời gian để nói về nó! AI nói chung và ChatGPT sẽ tác động thế nào đến công việc, giáo dục và khoa học Việt Nam? Liệu các nhân viên văn phòng có mất việc vì AI...? Còn có cả những nỗi lo về chuyện sẽ tràn ngập những luận văn, luận án được không ít nghiên cứu sinh sử dụng A.I để thực hiện cho mình. Đây là thực tế chắc chắn sẽ nảy sinh bởi các chuyên gia trong mọi lĩnh vực sẽ tranh thủ ChatGPT để làm công cụ cho những việc cần làm của chính mình. Đồng hành hay Đối kháng? Sử dụng AI như thế nào để hiệu quả công việc? Vấn đề này hy vọng đã được làm sáng tỏ trong chương trình "AI trong hoạt động truyền thông báo chí" do Viện Phát Triển Kinh Tế Số Việt Nam tổ chức. Rất áp lực khi đứng giảng cho các chuyên gia, cùng các Cây đa, Cây đề trong lĩnh vực báo chí và truyền thông! 😁 #VIDE #metaDAP Vien Kinh Te So Meta Digital Asset Platform