User
Write something
Webinar free is happening in 41 hours
Cách phân biệt Direct Flight & Transit Flight không thể dễ hơn
Bạn đã từng đặt vé máy bay online trên các trang web của các hãng hàng không chưa ạ? Bạn đã có cơ hội được trải nghiệm đặt chỗ cho một lô hàng xuất khẩu bằng đường hàng không trên website của hãng hàng không chưa ạ? Nếu câu trả lời là Chưa thì đừng bỏ qua bài viết của Huyền nhé. - Direct Flight được hiểu là bay trên một chuyến bay trong suốt hành trình từ điểm xuất phát là sân bay đi và kết thúc ở sân bay đến. Đặc biệt, có trường hợp máy bay đó có thể sẽ hạ cánh ở một sân bay trung chuyển để tiếp thêm nhiên liệu hoặc lấy thêm hàng hóa thì vẫn được coi là một chuyến bay thẳng. Huyền có 2 ví dụ về chuyến bay thẳng. Ví dụ 1: Một lô hàng bay từ Hà Nội đến Luân Đôn (HAN – LHR): bay thẳng không hạ cánh ở bất kỳ sân bay trung chuyển nào. Ví dụ 2: Từ Hà Nội đi Istanbul (HAN – IST) trung chuyển ở Delhi, Ấn Độ (DEL): bay cùng chuyến bay từ HAN đi IST nhưng máy bay hạ cánh tại sân bay DEL của India để lấy thêm nhiên liệu và hàng hóa trước khi bay tiếp về IST (không đổi máy bay trong suốt hành trình bay). - Transit flight được hiểu là bay từ 2 chuyến bay trở lên và ít nhất máy bay sẽ dừng lại ở một sân bay chuyển tải. Ví dụ về chuyến bay transit. Một lô hàng bay từ Hà Nội đến Luân Đôn theo lịch trình HAN – DOH – LHR. Lúc này hàng sẽ bay từ Hà Nội (HAN) – Doha (DOH) trên một chuyến bay, sau đó hàng sẽ được dỡ tại sân bay DOH và chuyển hàng sang máy bay khác tại DOH để tiếp tục bay sang London (LHR). Các bạn đã phân biệt được Direct Flight & Transit Flight một cách dễ dàng chưa ạ? Nếu chưa thì để lại (.) để được Huyền trợ giúp nha! #huyenntt #logisticshangkhong #aircargo #directflight #transitflight
0
0
Cách phân biệt Direct Flight & Transit Flight không thể dễ hơn
MÃ SÂN BAY IATA (IATA Airport Codes)
Các bạn còn nhớ bài chia sẻ của Huyền về báo giá hàng air không ạ? Các ký tự HAN và DAC bạn đã hiểu rõ ý nghĩa chưa ạ? Đó chính là mã sân bay bạn nhé, vậy cùng Huyền tìm hiểu tiếp nào. #1. Khái niệm Mã sân bay IATA còn được gọi là mã định danh vị trí IATA, mã trạm IATA hay đơn giản là mã địa lý gồm ba chữ cái chỉ định nhiều sân bay và khu vực đô thị trên thế giới được xác định bởi IATA. #2. Nguồn gốc mã sân bay Vào thập niên 30, mã sân bay được hình thành nhằm tạo sự thuận lợi cho các phi công trong việc xác định vị trí. Đầu tiên, các phi công ở Mỹ sử dụng mã hai ký tự được tạo bởi cơ quan dịch vụ thời tiết quốc gia Mỹ để xác định tên các thành phố. Hệ thống này dần trở nên quá tải do số lượng các sân bay hình thành cũng như sự trùng lặp về tên gọi, vì thế hệ thống mã ba ký tự dành cho sân bay được thiết lập. #3. Cách đặt mã sân bay Nói một cách tổng quát, mã sân bay thường được lấy từ ba ký tự đầu tiên trong tên đầy đủ của thành phố mà nó tọa lạc như chúng ta thường thấy. Vài sân bay do nằm trên vị trí thuộc nhiều tỉnh thành hay khu vực khác nhau thường pha trộn những ký tự lại với nhau để tạo thành mã cho sân bay. Nhưng cũng có nhiều lý do để mã sân bay không tuân theo cách này và những điều này ẩn chứa không ít sự thú vị đáng để hành khách khám phá. - Cách 1. Được lấy từ ba ký tự đầu tiên trong tên thành phố Các thành phố thường chọn mã sân bay dựa trên ba chữ cái đầu tiên trong tên của thành phố đó. Ví dụ: FRA – thành phố Frankfurt, sân bay quốc tế Frankfurt (Đức) CAI – thành phố Cairo, sân bay quốc tế Cairo (Ai Cập) BAU – thành phố Bauru, sân bay Bauru (Brazil) - Cách 2. Kết hợp các ký tự có trong tên thành phố Thường chọn theo nguyên tắc ký tự đầu tiên của mỗi âm trong tên thành phố Ví dụ: MDL – thành phố Mandalay, sân bay Annisaton (Myanmar) NGS – thành phố Nagasaki, sân bay Nagasaki (Nhật Bản) RYK – thành phố Rahim Yar Khan, sân bay Rahim Yar Khan (Parkistan) - Cách 3. Một thành phố có nhiều sân bay Nổi bật nhất về mã sân bay có lẽ là thành phố London của Anh với sự xuất hiện ký tự “L” tại vị trí đầu tiên của các mã sân bay trong thành phố này, cụ thể như sau:
2
0
Bạn đã biết cách phân loại hàng hóa hàng không?
Các thuật ngữ trong hỏi giá hàng air cargo mà Huyền chia sẻ cách đây 3 ngày bạn đã hiểu rõ hết chưa ạ? Huyền sẽ phân tích từng khía cạnh nhỏ trong một hỏi giá hàng air cargo để giúp các bạn trang bị kiến thức cơ bản nhất trước khi tham gia 3 buổi đào tạo hàng air trong tháng 7 tới nhé. Thông tin đầu tiên xuất hiện trong hỏi giá một lô hàng air đó chính là tên hàng. Tại sao tên hàng là thông tin cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có khi bạn nhận được hỏi giá từ khách hàng? Thêm một điều nữa, nếu bạn không muốn đối mặt với "trouble" thì hãy mở sổ ra để take note lại hoặc đọc kỹ và ghi nhớ những điều mà Huyền sắp chia sẻ phía bên dưới nhé! Mình cùng ôn tập lại một chút, Huyền đã từng có một bài viết chia sẻ về cách phân loại hàng hóa trong vận tải hàng không. Cũng có một số quan điểm về cách phân loại hàng hóa hàng không nhưng theo Huyền nên chia thành 2 loại cho dễ ghi nhớ. + Loại 1: Hàng thông thường (General cargo) Trong phân loại hàng hóa hàng không, hàng được coi là “thông thường” khi các thuộc tính của nó không vi phạm đến tính chất, kích thước, điều kiện đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Các yếu tố chúng ta có thể xem xét đến bao gồm: loại hàng, kích thước, bao bì đóng gói, nội dung hàng, … + Loại 2: Hàng đặc biệt (Special cargo) Hàng hóa được coi là “đặc biệt” khi những hàng hóa đó có tính chất riêng, đòi hỏi cần có quy trình phục vụ riêng biệt trong suốt quá trình vận chuyển. Theo IATA, phân loại hàng hóa đặc biệt vận chuyển qua đường hàng không sẽ được chia làm 9 nhóm bao gồm: - Hàng động vật sống (mã ký hiệu AVI) - Hàng giá trị cao (mã ký hiệu VAL) - Hàng ngoại giao (mã ký hiệu DIP) - Hàng dễ hỏng (mã ký hiệu PER) - Hài cốt (mã ký hiệu HUM) - Hàng nguy hiểm (mã ký hiệu DG) - Hàng hóa ướt (mã ký hiệu WET) - Hàng có mùi (mã ký hiệu SMELL) - Hàng hóa khổ lớn (mã ký hiệu BIG, HEA) Tiếp theo Huyền sẽ trả lời câu hỏi: "Tại sao tên hàng là thông tin cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có khi bạn nhận được hỏi giá từ khách hàng?"
2
0
Bạn đã biết cách phân loại hàng hóa hàng không?
THUẬT NGỮ TRONG HỎI GIÁ HÀNG AIR CARGO
Bạn đã từng nhận được hỏi giá một lô hàng air xuất hoặc air nhập chưa ạ? Vậy, một hỏi giá về hàng air cargo thì cần có những thông tin gì? Cùng tìm hiểu một số thuật ngữ cần có trong một hỏi giá hàng air nhé. #1. Commodity: Tên hàng hóa #2. AOL (Airport of Loading): Sân bay xếp hàngHoặc AOO (Airport of Origin): Sân bay đi #3. AOD (Airport of Discharge): Sân bay dỡ hàngHoặc AOD (Airport of Destination): Sân bay đến #4. GW (Gross Weight): Trọng lượng thực tế #5. DIM (Dimension): Kích thước hàng hóa #6. ETD (Estimated Time of Departure): Thời gian dự kiến khởi hành #7. ETA (Estimated Time of Arrival): Thời gian dự kiến đến #8. A/F hay AFR (Air Freight): Cước vận tải hàng không Bạn hãy thử soạn một Inquiry hàng air, Huyền sẽ giúp bạn sửa lại nếu chưa chính xác nha!
5
0
1-4 of 4
Cộng đồng Logistics hàng không
Chúng tôi giúp cho những người yêu Logistics dấn thân vào ngành, giúp cho những người đam mê Logistics cất cánh cùng Cộng đồng Logistics hàng không.
Leaderboard (30-day)
powered by