Bạn đã biết cách phân loại hàng hóa hàng không?
Các thuật ngữ trong hỏi giá hàng air cargo mà Huyền chia sẻ cách đây 3 ngày bạn đã hiểu rõ hết chưa ạ?
Huyền sẽ phân tích từng khía cạnh nhỏ trong một hỏi giá hàng air cargo để giúp các bạn trang bị kiến thức cơ bản nhất trước khi tham gia 3 buổi đào tạo hàng air trong tháng 7 tới nhé.
Thông tin đầu tiên xuất hiện trong hỏi giá một lô hàng air đó chính là tên hàng.
Tại sao tên hàng là thông tin cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có khi bạn nhận được hỏi giá từ khách hàng?
Thêm một điều nữa, nếu bạn không muốn đối mặt với "trouble" thì hãy mở sổ ra để take note lại hoặc đọc kỹ và ghi nhớ những điều mà Huyền sắp chia sẻ phía bên dưới nhé!
Mình cùng ôn tập lại một chút, Huyền đã từng có một bài viết chia sẻ về cách phân loại hàng hóa trong vận tải hàng không.
Cũng có một số quan điểm về cách phân loại hàng hóa hàng không nhưng theo Huyền nên chia thành 2 loại cho dễ ghi nhớ.
+ Loại 1: Hàng thông thường (General cargo)
Trong phân loại hàng hóa hàng không, hàng được coi là “thông thường” khi các thuộc tính của nó không vi phạm đến tính chất, kích thước, điều kiện đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
Các yếu tố chúng ta có thể xem xét đến bao gồm: loại hàng, kích thước, bao bì đóng gói, nội dung hàng, …
+ Loại 2: Hàng đặc biệt (Special cargo)
Hàng hóa được coi là “đặc biệt” khi những hàng hóa đó có tính chất riêng, đòi hỏi cần có quy trình phục vụ riêng biệt trong suốt quá trình vận chuyển.
Theo IATA, phân loại hàng hóa đặc biệt vận chuyển qua đường hàng không sẽ được chia làm 9 nhóm bao gồm:
- Hàng động vật sống (mã ký hiệu AVI)
- Hàng giá trị cao (mã ký hiệu VAL)
- Hàng ngoại giao (mã ký hiệu DIP)
- Hàng dễ hỏng (mã ký hiệu PER)
- Hài cốt (mã ký hiệu HUM)
- Hàng nguy hiểm (mã ký hiệu DG)
- Hàng hóa ướt (mã ký hiệu WET)
- Hàng có mùi (mã ký hiệu SMELL)
- Hàng hóa khổ lớn (mã ký hiệu BIG, HEA)
Tiếp theo Huyền sẽ trả lời câu hỏi: "Tại sao tên hàng là thông tin cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có khi bạn nhận được hỏi giá từ khách hàng?"
Lý do là bởi vì hàng thường và hàng đặc biệt có sự khác biệt về:
Cước hàng không (AF)
Giá cước của các lô hàng đặc biệt thường cao hơn giá cước của các lô hàng thông thường.
Ngoài ra còn có thêm phụ phí khác tùy loại hàng đặc biệt của bạn là gì.
Ví dụ: Hàng nguy hiểm sẽ bị air carrier thu thêm DG fee tính trên 1UN hoặc trên 1 shipment.
Trong thực tế, không phải tất cả các airlines đều chấp nhận được các loại hàng đặc biệt như Huyền liệt kê ở trên chính vì vậy ngay từ khâu kiểm tra giá bạn phải cung cấp tên hàng chính xác cho airlines.
Câu chuyện mới đang chỉ dừng ở khâu kiểm tra giá.
Giả sử lô hàng đã được đưa lên nhà ga hàng hóa mà không đúng thông tin ban đầu khách hàng cung cấp thì câu chuyện đã bước sang một trang mới mang tên "cơn ác mộng".
Còn rất nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" xoay quanh chuyện Tên hàng (Commodity) trong vận tải hàng không, Huyền sẽ chia sẻ thêm ở các buổi training trong tháng 7 tới nhé.
#huyenntt #aircargo #logistics
2
0 comments
Huyen Ntt
4
Bạn đã biết cách phân loại hàng hóa hàng không?
Cộng đồng Logistics hàng không
Chúng tôi giúp cho những người yêu Logistics dấn thân vào ngành, giúp cho những người đam mê Logistics cất cánh cùng Cộng đồng Logistics hàng không.
Leaderboard (30-day)
powered by