KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM THEO MÔ HÌNH EDP Tên hoạt động: “Thiết kế chiếc nón ” Độ tuổi: Trẻ 5 – 6 tuổi Thời gian: 35-40 phút I. Mục đích, yêu cầu - S – Khoa học: + Nhận biết được tên gọi đặc điểm, cấu tạo, công dụng của chiếc nón; Nhận biết được chiếc nón lá là một biểu tượng của văn hóa Việt Nam; Mô tả được ý tưởng thiết kế và trình bày đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, nguyên liệu cần sử dụng để tạo hình chiếc nón. + Lựa chọn được nguyên vật liệu, dụng cụ để thiết kế chiếc nón. - T – Công nghệ: + Nêu được các bước (quy trình) sử dụng các nguyên vật liệu, dụng cụ để tạo ra được chiếc nón. + Xây dựng được các bước tạo ra chiếc nón bằng kỹ thuật đo, cắt dán, vẽ trang trí... - E – Chế tạo: + Trẻ biết cách xây dựng ý tưởng thiết kế; biết cách phối hợp kĩ năng cắt, dán, tô màu… khi thực hiện các bước của quy trình thiết kế để tạo ra chiếc nón. + Phác thảo được ý tưởng về chiếc nón định thiết kế và các bước thiết kế chiếc nón. - A – Nghệ thuật: + Biết cách vẽ trang trí hoa văn... để tạo ra sự sáng tạo cho chiếc nón; Nhận ra vẻ đẹp của chiếc nón lá được thiết kế, trang trí hoàn thiện; Thể hiện được ý kiến cá nhân bằng lời nói về cái đẹp/sự hài hoà, cân đối của sản phẩm. + Tạo được chiếc nón từ các nguyên vật liệu và kỹ thuật cắt, dán, vẽ trang trí... - M – Toán: + Trẻ biết cách đo và nói lên kết quả đo; Nhận biết và phân biệt được các biểu tượng về dạng hình tròn, hình tam giác; to, nhỏ, dài, ngắn; ít, nhiều. + Xác định được hình dạng, kích thước, của chiếc nón, số lượng các chi tiết của nón. II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - Nón lá, sân khấu múa bóng - Nhạc nhẹ nhàng không lời, nhạc bài hát: Quê tôi 2. Chuẩn bị của trẻ - Trang phục gọn gàng thoải mái. - Giấy bìa, lá nón, màu vẽ, bút vẽ, băng dính 2 mặt, hoa lá, khăn lau tay, kéo, ... - Giấy a4, Giá kê. III. Tiến trình hoạt động Hoạt động 1. Ổn định, tạo hứng thú, xác định vấn đề Cô giới thiệu khách dự Và hôm nay cô mang đến cho lớp mình một điều bất ngờ, các bạn thử đoán xem điều bất ngờ ấy là gì nhé, cô mời các bạn cùng hướng lên phía trung tâm của lớp học nào .
Các danh mục cho trẻ trải nghiệm ở lớp Nhà trẻ: - Góc xây dựng: ống tre, sỏi, cát, đá, bàn xoa, gỗ,... - Góc thư viện: sách, báo, tranh ảnh in theo chủ đề - Góc học tập: que kem, đá, sỏi, gỗ, tre, bột đá tự nhiên... - Góc phân vai: ống nghe, xi lanh, nhiệt kế, đồ trang điểm, phấn, bảng,...
Thí nghiệm: Trứng chìm trứng nổi Cô làm ảo thuật cho xuất hiện quả trứng E1: gắn kết Câu hỏi thăm dò: Đố các con cô có gì đây? Hàng ngày chúng mình sử dụng quả trứng để làm gì? Câu hỏi vấn đề: Điều gì sẽ xảy ra nếu cô thả những quả trứng này vào cốc nuớc có muối và cốc nuớc không có muối?
Các học viên hãy chọn 1 đề tài thí nghiệm khoa học và soạn bước gắn kết E1 với 2 loại câu hỏi: Câu hỏi thăm dò và câu hỏi tạo vấn đề để trẻ đi giải quyết.
Thí nghiệm: Trứng chìm trứng nổi Cô làm ảo thuật cho xuất hiện quả trứng E1: gắn kết Câu hỏi thăm dò: - Đố các con cô có gì đây? - Hàng ngày chúng mình sử dụng quả trứng để làm gì? - Câu hỏi vấn đề: - Điều gì sẽ xảy ra nếu cô thả những quả trứng này vào cốc nuớc có muối và cốc nuớc không có muối?
E chào cô ạ! Sau buồn học đầu tiên của khóa ứng dụng Steam e cảm thấy khá bỡ ngỡ cô ạ, vì trên truờng e chưa thực sự áp dụng Steam vào các hoạt động giáo dục nên hầu như các cô chưa hiểu về Steam. Bản thân e rất mong múôn qua khóa học này mình sẽ hiểu rõ và áp dụng steam tốt hơn vào hoạt động dạy học ạ!