Câu Chuyện Truyền Cảm Hứng Về Edison Và Mẹ...
Có thể bạn đã biết tới nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison và con số 10.000 thí nghiệm thất bại, song bạn có biết đâu là nguồn cảm hứng giúp ông trở nên thành công như vậy không? Hãy cùng đến với một câu chuyện truyền cảm hứng về Edison, hay một giai thoại ít biết về mẹ của ông, bà Nancy Elliott. Câu chuyện truyền cảm hứng về Edison và mẹ Một ngày đẹp trời vào những năm 1854, khi Thomas Edison 7 tuổi, trên tay cầm lá thư của thầy giáo chủ nhiệm. Cậu háo hức đưa cho mẹ, bà Nancy Elliott. “Mẹ ơi, thầy bảo con đưa mẹ cái này!” Bà Nancy mở ra đọc. Bỗng nước mắt bà giàn giụa khiến cậu bé Thomas đứng ngẩn người kinh ngạc. “Thầy viết gì thế mẹ?” Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư. “Con trai của ông bà là một thiên tài! Vì ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình”. Nhiều năm sau, Thomas trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại. Một ngày khi Thomas xem lại các kỷ vật của gia đình, cậu vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Edison tò mò mở ra đọc, thì nhận ra bức thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết: “Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí (tâm thần). Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa”. Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy. Về sau, cậu viết trong nhật ký: “Thomas Alva Edison là đứa trẻ rối trí, mà nhờ có một người mẹ anh hùng, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”. Bài học rút ra từ câu chuyện truyền cảm hứng về Edison Một câu chuyện rất truyền cảm hứng đúng không bạn? Bạn rút ra bài học là gì? Hãy comment nhé! Còn đối với Fususu, thì đây là minh chứng hùng hồn cho thấy rằng, dù hoàn cảnh bên ngoài có tệ đến mấy, thì chính phản ứng của chúng ta mới quyết định tới kết quả cuối cùng. Thử tưởng tượng khi nhận lá thư, bà Nancy phản ứng giống như bao người mẹ khác, bà trách móc, đánh mắng con, thì… có lẽ sau đó, Edison đã trở thành thiên tai, chứ không phải thiên tài. Có lẽ sau đó, cả nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối, chứ đừng nói tới việc bạn có thể đọc con chữ tôi viết cách bạn cả trăm cây số thế này.