Không phải lúc nào giúp đỡ người khác đã tốt. Bạn phải hiểu rõ điều này.
Có một người chị (mới làm Coach) nói với tôi: Chị muốn giúp đỡ tất cả mọi người. Đúng vậy. Đó là một hạnh nguyện tốt đẹp và đáng được cổ vũ. Mong muốn được giúp đỡ người khác là điều tôi thấy trong trái tim đa số những người làm đào tạo / Coach. Tất nhiên tôi cũng có trong mình mong muốn đó. Và tôi gặp rất nhiều những người tốt bụng. Nhưng, trong thực tế làm nghề, có một sự thật: BẠN KHÔNG THỂ GIÚP ĐỠ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Bạn chỉ có thể giúp đỡ những người phù hợp (có khát khao, dám trả giá, chung hệ giá trị). Bởi nếu không phù hợp bạn sẽ hiểu chữ “Lợi người - hại mình” là thế nào. Nếu không bạn có nói hướng dẫn bảo họ thay đổi đấy họ cũng không chịu làm (trả giá về thời gian, công sức, nỗ lực, tiền bạc), rồi chẳng có kết quả gì. Cần Làm sao để “Lợi người - Lợi mình”, và tuyệt đối không “Hại người - Hại mình” hay “Hại người - Lợi mình” Mà đã “hại mình” thì chắc chắn sẽ “hại người” khác. Mình chứng kiến rất nhiều Coach mất năng lượng và chán nản trong công việc của mình. Tất nhiên với cách làm như trên tiền bạn không có, năng lượng và niềm vui trong nghề cũng không nhiều thậm chí muốn bỏ nghề. Bạn đã bao giờ cố gắng giúp người khác rồi nhận trái đắng chưa? Năng lượng bạn bị phân tán và bạn đánh mất sức mạnh của mình. Thế nên: Hãy dành tâm sức và tập trung giúp đỡ những con người phù hợp. ĐẶC BIỆT: Người cần giúp đỡ đầu tiên là chính mình. PAY FOR YOURSELF FIRST! Để biết bạn giúp đỡ ai tốt nhất: Bạn cần HIỂU MÌNH và TRÂN QUÝ mình. Bạn biết mình có thể giúp ai, thời điểm nào. Nên có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. NẾU không bạn có thể tước mất quyền chịu trách nhiệm và tự do ý chí của họ. Những người mẹ là một ví dụ nữa trong câu chuyện giúp ai và giúp thế nào này. Có một câu chuyện rất hay Mai thường kể với các coach và học viên như sau: Một người phụ nữ tìm thấy một cái kén của một con bướm. Ngày hôm sau, một lỗ nhỏ xuất hiện. Cô dành hàng giờ để theo dõi con bướm loay hoay tìm cách đưa cơ thể mình ra khỏi cái lỗ đó. Rồi bỗng nhiên nó dừng lại, không làm gì nữa. Trông có vẻ như nó đang bị mắc kẹt.