Business Model từ đâu ra vậy ???
Thuật ngữ “Business Model” không rõ lần đầu tiên xuất phát từ đâu hay từ khi nào. Ghi nhận về nguồn gốc của nó được tác giả Chesbrough & Rosenbloom (2002) cho rằng có lẽ nằm trong cuốn sách “Strategy and Structure” xuất bản năm 1962 bởi Chandler. Trong đó, Chandler đã nhìn nhận “Strategy and Structure” - chiến lược và cấu trúc có thể được định nghĩa là việc xác định các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, từ đó áp dụng các đường lối hành động và phân bổ tài nguyên sao cho đạt được các mục tiêu. Theo Chesbrough & Rosenbloom, định nghĩa đó của Chandler có thể xem là cơ sở đầu tiên giúp phát triển khái niệm về “Business Model” về sau. Sự lan tỏa của thuật ngữ này gắn liền với thời kỳ bùng nổ của Internet, thời kỳ dot.com trong những năm 1990. Ở thời điểm này “Business model” xuất hiện chủ yếu là e-business và thường là những “những chiếc bánh nửa vời” theo Michale Lewis. Các công ty không cần một chiến lược, không cần chứng minh năng lực hay bất cứ một khách hàng nào, họ tạo ra các “Business model” là các website kinh doanh điện tử với những khoản doanh thu, lợi nhuận hứa hẹn và dùng nó để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Vấn đề của những mô hình e-business trong thời kỳ này là nó thường lấy một công thức sinh lời “profit-formulas” làm trung tâm, và bị lạc quan quá mức vào việc chuyển đổi lưu lượng truy cập website thành lợi nhuận, thiếu đi một nền móng xây dựng một “Business Model” hiệu quả. Đây cũng là giai đoạn nổi lên những phần mềm công cụ hỗ trợ giúp thiết kế, xây dựng các “Business Model”. Phải đến khoảng thời gian từ 2001-2002, thuật ngữ “Business model” mới bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý và nghiên cứu trong giới học thuật về kinh doanh và quản trị, từ đó hình thành các khái niệm tổng quan hơn. Trong bài viết của Magreeta xuất bản năm 2002, “Business model” được định nghĩa đơn giản là “câu chuyện về cách một doanh nghiệp vận hành” - “stories that explain how enterprise work”. Theo ông một “Business model” không phải chỉ cho ta thấy cách mà doanh nghiệp kiếm tiền mà còn phải giúp ta trả lời những câu hỏi cơ bản như “who is customer?”, “what does customer value?”. Góc nhìn này lấy khách hàng làm trung tâm thay vì một công thức sinh lời và đã tạo ra một thay đổi lớn trong cách suy nghĩ về “Business model”.