Activity
Mon
Wed
Fri
Sun
Dec
Jan
Feb
Mar
Apr
May
Jun
Jul
Aug
Sep
Oct
Nov
What is this?
Less
More

Memberships

GC
Growthworks Community

Private • 15k • Free

90 contributions to Chọn Thị Trường Đầu Tư BĐS
Thêm góc nhận định về BĐS ven KCN ( M.r Hưng IIP)
Tại sao đất nền cạnh các khu công nghiệp lớn thường tăng giá nhanh? Đất nền cạnh các khu công nghiệp lớn thường tăng giá nhanh hơn các khu vực không có động lực tăng trưởng khác có nhiều nguyên nhân chính. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng đó: 1. Nhu cầu cao: Khi một khu công nghiệp lớn phát triển, nhu cầu về nhà ở, các dịch vụ và tiện ích xung quanh sẽ tăng lên. Người lao động và gia đình của họ thường muốn sinh sống gần nơi làm việc để giảm thiểu thời gian di chuyển. Do đó, nhu cầu về đất ở và các dịch vụ liên quan sẽ tăng, đẩy giá đất lên. 2. Tiện ích và dịch vụ phát triển: Các khu công nghiệp lớn thường đi kèm với các tiện ích và dịch vụ phát triển như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, và các khu vui chơi giải trí. Điều này làm cho khu vực trở thành một điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng, thu hút nhiều người muốn sống và làm việc tại đó. 3. Tạo việc làm: Khu công nghiệp lớn thường tạo ra một lượng lớn việc làm cho cộng đồng xung quanh. Điều này thu hút người lao động từ các vùng lân cận và dẫn đến nhu cầu tăng về nhà ở. Nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời, giá đất sẽ tăng lên. 4. Tăng giá trị bất động sản: Các khu công nghiệp lớn thường mang lại lợi ích kinh tế lớn cho khu vực xung quanh. Sự phát triển của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và các dự án công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Điều này dẫn đến tăng giá trị bất động sản trong khu vực. 5. Tính thanh khoản cao: Đất ở các khu vực gần các khu công nghiệp thường có tính thanh khoản cao hơn. Người mua đất có xu hướng nhanh chóng tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi nhuận, và đất ở vị trí thuận lợi sẽ dễ dàng bán đi nếu cần thiết. 6. Tiềm năng tăng trưởng lâu dài: Các khu công nghiệp lớn thường có tiềm năng phát triển lâu dài. Những doanh nghiệp lớn có xu hướng duy trì và mở rộng hoạt động của mình trong nhiều năm. Điều này tạo ra sự ổn định và tiếp tục tăng trưởng cho khu vực xung quanh. Tóm lại, các khu công nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng giá trị bất động sản trong khu vực xung quanh. Điều này tạo ra một hình thức đầu tư hấp dẫn và làm cho đất cạnh các khu công nghiệp lớn tăng giá nhanh hơn các khu vực không có động lực tăng trưởng khác.
3
2
New comment Oct '23
@Tạ Duy Cường Mang đều hay ho về cho lớp hihi
36 câu hỏi đặt vấn đề khi đi mua nhà đất
Bất kỳ ai dù là đầu tư hay mua để ở thì trước khi mua nhà đất đều có những câu hỏi đặt ra cho vị trí nhà đất mình muốn mua có thoả mãn các yêu cầu hay không. Chính vì vậy việc đặt câu hỏi là rất cần thiết. Nhìn chung sẽ không có BĐS nào đáp ứng được hết các câu hỏi và vấn đề của anh chị, nhưng các câu hỏi dưới đây sẽ giúp ích được cho các anh chị trong quá trình mua bán nhà đất 36 câu hỏi đặt vấn đề cần lưu ý khi mua nhà đất 1. Pháp lý như thế nào? 2. Diện tích, kích thước nhà đất là bao nhiêu? 3. Nhà đất hướng nào? 4. Đường lộ giới bao nhiêu mét? 5. Vỉa hè rộng bao nhiêu mét? 6. Hẻm xe hơi vào được không? Có chỗ đậu xe qua đêm không? 7. Vị trí nhà đất có gần chợ, trường, bệnh viện, công viên… nào không? 8. Giá bán nhà đất là bao nhiêu? 9. Nhà đất ở đây đã được cty định gia nhà đất định giá chưa? So với mặt bằng chung ở khu vực thì nhà đất này là rẻ hay đắt? 10. Nhà đất có trong tình trạng tranh chấp không? 11. Nhà đất có đang thế chấp, cầm cố ngân hàng không? 12. Nền đất cứng hay mềm ? xây nhà có cần ép cọc không? Xây mấy lầu/tầng thì phải ép cọc? Nếu ép thì nên ép cọc gì? Bê tông hay cừ tràm? 13. Nước ở đây có phèn không? Có nước máy chưa? 14. Các lô nhà đất ở đây giá khoảng bao nhiêu? 15. Người ở xung quanh đây chủ yêu là đối tượng nào? Khách mua dự án chủ yêu là đối tượng nào? 16. Nếu vay ngân hàng mua thì lãi xuất bao nhiêu 1 năm? 17. Có khu vui chơi cho trẻ em không? Công viên ở chỗ nào? 18. Ở đây có bị ngập nước không? 19. Hệ thống cấp thoát nước đã hoàn thiện chưa? 20. Nhà xây thô thế nào? có đảm bảo không? kết câu như thế nào? Bảo hành bao lâu? 21. Kết cầu nhà thế nào? mấy phòng ngủ, mấy wc, có sân phía trước hay không… diện tích sản xây dựng là bao nhiêu? 22. Mật độ xây dựng ở khu vực này là bao nhiêu %? 23. Mua nhà vay ngân hàng vậy có sợ vấn đề gì không? Nếu không trả nợ kịp hoặc trả chậm thì sao? 24. Với những nhà mua bằng hình thức vay ngân hàng, sau này muốn chuyển nhượng thì thế nào? 25. Nhà này có vay ngân hàng được không? Thủ tục vay như thế nào? 26. Nếu đặt cọc mà không muốn mua nữa thì sao?
8
2
New comment Oct '23
Bộ câu hỏi mang đầy chiến lược. Cảm ơn anh
5 bí quyết đầu tư BĐS chắc thắng
Bí quyết số 1: Chọn BĐS có tính thanh khoản Đây là sai lầm lớn khiến nhiều người đang chôn tiền của mình tại những nơi quá xa trung tâm hay các tài sản chung cư, liền kề góp vốn – đã dừng hoặc chậm thi công, một số phân khúc bất động sản cao cấp… Dù bạn định đầu tư vào bất động sản ở trung tâm hay ven đô, thổ cư, nhà phố, chung cư, liền kề hay biệt thự thì tiêu chí đầu tiên là tính thanh khoản. Tính thanh khoản được hiểu đơn giản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Bí quyết số 2: Kiếm tiền ngay khi mua Kiếm tiền khi mua được hiểu là luôn mua thấp hơn giá thị trường. Sai lầm của hầu hết mọi người là thường mua bằng giá thị trường và hy vọng tương lai sẽ lên giá. Đôi khi sau khi mua xong, có thể thị trường bât động sản đi lên và bạn kiếm thêm được tiền khi bán. Nhưng tư duy đầu tư thông minh là lãi ngay khi mua. Nhờ tư duy này, bạn có thể kiếm tiền cả khi thị trường đi lên và đi xuống. Với thị trường đi xuống, bạn chọn khu vực thanh khoản, mua rẻ và bán cũng rẻ. Bí quyết số 3: Xét kĩ mối quan hệ giữa Dòng tiền & Lãi vốn Nếu bạn mua xong bất động sản, xây nhà lên và có người thuê ngay thì nơi đó được gọi là có dòng tiền. Nếu bất động sản bạn gần trường học, khu công nghiệp, bệnh viện... bạn có thể kinh doanh buôn bán mà ra tiền ngay, nơi đó cũng được gọi là có dòng tiền. Và ngược lại, có rất nhiều nơi mà bạn mua xong, xây lên để cho thuê thì cũng không có “ma nào” đến thuê hay kinh doanh được. Nơi đó được gọi là không có dòng tiền. Còn yếu tố lãi vốn được hiểu đơn giản là tiềm năng tăng giá của bất động sản. Nếu bạn chọn sai, đồng tiền của bạn sẽ không sinh sôi nảy nở. Nhiều tài sản trong nội thành không còn yếu tố lãi vốn cao và ngược lại, khá nhiều tài sản ở quá xa trung tâm không có yếu tố dòng tiền.
9
6
New comment Nov '23
Luyện hết bí kíp là có thể xong pha GH.
Giờ mới biết mình toàn làm sai bảo sao......hehe cảm ơn anh
Mô tả nhận dạng 3 làn sóng bất động sản từ 2006-2016- phần 1.
Bài viết mô tả nhận dạng 3 làn sóng bất động sản từ 2006 - 2016, tổng kết mô hình hóa trong 30 năm thay đổi để các bạn nắm bắt dự đoán BĐS trong tương lai. Việc tổng kết mô hình hóa trong 30 năm thay đổi để các bạn vẫn có thể nắm bắt dự đoán tương lai trong 30 năm nữa khi so nước ta với Trung Quốc, nước đổi mới và đi trước chúng ta về kinh tế thị trường 25 năm đến nay vẫn dựa trên tính chu kỳ của thị trường để điều chỉnh các chính sách tài khóa, tài chính tiền tệ và luật sử dụng đất đai. Bài viết này viết năm 2020 vì vậy các bạn sẽ thấy một số ví dụ cụ thể 2020 để đối chiếu. Còn tương lai thì sao? Có lẽ từ hôm nay, một số nền tảng mới của các học thuyết kinh tế mới đang hình thành những viên gạch đầu tiên dựa trên sự phân chia và chia rẽ của 2 thái cực kinh tế trong TK 21 giữa một bên là Mỹ - Phương Tây và một bên là Trung Quốc. VN chúng ta cùng Nhật Bản, Hàn Quốc là 3 quốc gia chính đóng vai trò vùng đệm nằm giữa 2 thái cực đó. Dưới đây là phần 1 của 5 bài viết. Lược sử thị trường BĐS và doanh nhân BĐS Việt Nam. Gồm 3 phần gắn với 3 lần BĐS sốt đất đã xảy ra (1996,2006,2016). Mình cố gắng viết lại theo những gì nhớ lại và tổng hợp từ một số nguồn thông tin đã được xác thực và kiểm chứng. Chúng ta sẽ thấy những mẫu số chung theo cảm nhận của mỗi người về chu kỳ: trước khi có sóng BĐS, đỉnh sóng, đóng băng. Mỗi chu kỳ có người mất mát, mất đỉnh cao, và có người bắt đầu bước chân vào thị trường BĐS khi thị trường đóng băng. Lịch sử luôn thể hiện một điều: đỉnh cao của người này biến mất, tiền đề của người khác bắt đầu. Có thế nói lịch sử cận đại BĐS Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 khi Việt Nam bắt đầu công nhận kinh tế tư nhân, và bắt đầu du nhập tài liệu kinh tế thị trường (TBCN) khi mà trước đó các trường đại học về kinh tế dạy chỉ là Kinh tế kế hoạch, các khái niệm về kinh tế vi mô, vĩ mô, quản trị doanh nghiệp như hiện nay hoàn toàn xa lạ. Việt kiều và người đi xuất khẩu lao động Đông Âu bắt đầu mang tiền về nước đặc biệt là từ Đông Đức, Nga, Ucraina sau này là Tiệp Khắc. Sau đó đến 1993 Luật Đất đai ra đời nhà đất của dân sử dụng ổn định lâu dài đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gọi là sổ đỏ. Trước đấy người dân chỉ mua bán chủ yếu giấy tay, giấy chứng nhận phân đất cung cấp bởi các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã nhà nước v.v. .
13
12
New comment Nov '23
Siêu trí tuệ
Cảm ơn anh
Làn sóng BĐS 2006-2016-2020- Phần 3
Phần 3 tiếp theo mô tả làn sóng BĐS thứ 3 mốc năm 2016 trong loạt Series 5 bài viết : 3 bài viết làn sóng BĐS, 1 bài dự đoán hậu NcoV và bài cuối Nhận dạng làn sóng BĐS thứ 4. Ba phần đầu như 3 bản trường ca hùng tráng lướt qua 30 năm Việt Nam đổi mới kể từ năm 1986, tuy mỗi thông tin vẫn cần thêm nhiều chia sẻ bổ sung, hiệu đính của các bạn. Nhưng tựu trung 3 bài viết dã sử về kinh tế Việt Nam giai đoạn đầu gắn liền với lĩnh vực BĐS là đúc kết là tâm huyết và đam mê theo đuổi sự thật, chứng ca hùng tráng và ghi dấu công trạng các trụ cột kinh tế thời kỳ hậu đổi mới. Các trụ cột kinh tế đều là IPO lớn ở thời sơ khởi TTCK để có SIÊU VỐN và lãi khủng bằng những ưu đãi đất vàng giá rẻ, xây chất lượng thấp dần đều và bán giá cao (làm thương hiệu giỏi). Vì vậy tới lúc các trụ cột kinh tế cần thể hiện trách nhiệm xã hội của mình, đầu tư vào sản xuất – dịch vụ xuất khẩu, dự án nhà xã hội giúp người dân an cư lạc nghiệp góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của VN trong nền kinh tế Thế giới. Đó là một hành trình gian nan đầy thử thách, nếu họ thành công sẽ là anh hùng, còn thất bại sẽ là ngược lại. Ở phần I mình có rút ra bài học tích lũy kinh tế gia đình, phương pháp định giá cao của người dẫn đầu. Ở phần II là bài học bước ngoặt tăng trưởng vốn, thị trường cho doanh nghiệp khi huy động vốn từ thị trường CK để thành ông lớn & nguyên nhân đóng băng thị trường BĐS hậu khủng hoảng Kinh tế Thế giới 2008. Hiểu về sự tác động trực tiếp của khủng hoảng Kinh tế thế giới tới Việt Nam, suy giảm do tính chu kỳ TÊ GIÁC XÁM, và nổ bong bóng nợ VOI TRẮNG kết thúc của 1 chu kỳ nợ dài hạn, và đó là một trải nghiệm, kiến thức rất giá trị mình phổ quát hóa và chia sẻ cùng các bạn. Nâng cấp kiến thức sẽ giúp chúng ta kiếm thêm tài sản và bảo vệ tài sản của mình khi hiểu nguyên nhân bản chất ở mỗi cuộc khủng hoảng đó là : kết thúc của một chu kỳ phát triển nóng, biến cố từ một xung đột địa chính trị - chiến tranh, khủng hoảng dịch bệnh hay động đất bất ngờ. Chúng ta thường thần tượng và thần thánh hóa các ông chủ tập đoàn, chứ thật ra những ông chủ tập đoàn cũng là con người, đều có 1 quá trình củng cố, chắt chiu tài sản cá nhân ban đầu cẩn trọng như bài học số 1 từ tiểu thương người Hoa chăm chỉ - và kèm thêm 1 nấc nâng cao tri thức quản trị dẫn đầu hơn số đông còn lại đó là NHÂN HÒA.
15
6
New comment Oct '23
Bài viết quá hay, mong chờ phần 2,4,5 của anh quá rồi.
Cảm ơn anh rất tuyệt vời
1-10 of 90
𝐂𝐚𝐨 𝐓𝐡𝐢ê𝐧
5
349points to level up
Đúng Thầy - Sai thời điểm.

Active 139d ago
Joined Apr 27, 2023
powered by