User
Write something
CẬP NHẬT MỖI TUẦN is happening in 3 days
Truyền đạt tri thức
Truyền đạt tri thức chính là mục tiêu chính của nghề giáo mà cộng động ta đang hướng tới, cụ thể là tiếng Việt, hay Văn hóa Việt Nam nếu có thể. Vậy câu hỏi là khi ta muốn truyền đạt tri thức này ta cần tuân theo quy luật gì? Muốn họ Biết tri thức thì cần dựa trên cái mà họ Tin Muốn họ Hiểu tri thức thì dựa trên cái họ Biết Muốn họ Thấu suốt tri thức thì cần dựa trên Nghi Vấn của họ Muốn họ thay đổi thì cần dựa trên Mong muốn của họ Muốn họ Biết tri thức thì cần dựa trên cái mà họ Tin: vấn đề niềm tin của họ quan trọng để quyết định họ sẽ tiếp thu tri thức nhanh hay chậm, họ chọn tri thức nào để học, hay chọn ai đó để học. Là người dạy học, mình cần chuẩn bị cho họ niềm tin có lợi cho quá trình học. VD: Học viên tin là Tiếng Việt rất khó, dẫn theo nhiều excuse và giảm khả năng tiếp thu tri thức. Thay vì hoài nghi, hãy làm rõ. Để biết cái hiểu-cái biết của họ, thì cần hỏi một cách khiêm tốn và cầu thị. Sau khi làm rõ, học viên đã biết nhiều hơn về Tiếng Việt, cách học (sơ đồ khái niệm, lịch trình phát triển, v.v) và hiểu thêm việc niềm tin có lợi sẽ giúp việc học tốt hơn. Muốn họ Hiểu tri thức thì dựa trên cái họ Biết: Biết trước hiểu sau, học viên càng biết rõ và nhiều thì hiểu càng nhanh, càng sâu. VD: Học viên biết nhiều từ và ý nghĩa, hoàn cảnh sử dụng thì càng hiểu khi đọc câu văn, nghe lời nói. Muốn họ Thấu suốt tri thức thì cần dựa trên Nghi Vấn của họ: Nghi vấn của học viên chính là điểm tuôn ra, gợi nhớ, phát triển những sự hiểu biết. Trả lời, thảo luận và khuyến khích nghi vấn của học viên giúp học viên thấu suốt tri thức. Muốn họ thay đổi thì cần dựa trên Mong muốn của họ: Đây là phần mà mỗi học viên lựa chọn, mà ta gợi mở để họ có thể thay đổi để phát triển. Như bài trước mình có chia sẻ về kích thích não bộ thông qua Learning Diary, phần Tâm đắc chứa đựng tri thức mà học viên mong muốn áp dụng trong thực tế. Từng bước ta có thể giúp học viên thay đổi từng chút, thuận theo mong muốn của họ. (https://www.skool.com/5-minutes-vietnamese-4316/kich-thich-nao-bo-bang-learning-diary?p=b29198a4)
3
0
Bắt đầu từ điều biết-biết của học viên.
Những điều mình sắp nói đây bắt nguồn từ kinh nghiệm dạy học tại nền giáo dục Phần Lan. Trong quá trình học tập và làm việc, mình tâm đắc nhất về 2 điều đó là bắt đầu từ cái biết-biết của học viên và learning diary. Riêng post này mình chia sẻ về điều thứ 1 là bắt đầu từ điều biết-biết của học viên. Đơn giản mà nói tri thức của 1 người chia ra nhiều phần: biết-biết: tri thức họ biết là họ biết biết- quên: tri thức học biết nhưng quên biết- ko biết: tri thức họ biết là họ không biết ko biết- ko biết: tri thức họ ko biết là họ ko biết. Khi dạy theo chiều truyền đạt bắt đầu từ người dạy, kiến thức có thể rơi vào 4 mảng biết-biết, biết- quên, biết- ko biết hoặc ko biết- ko biết của học viên. Nếu kiến thức truyền đạt là điều mà học viên ko biết- ko biết, khiến học viên hoàn toàn đơ và ko biết bắt đầu từ đâu. Hoặc nếu dạy cho họ cái họ biết-ko biết, có thể vì tri thức đó ko cần thiết nên họ biết nhưng bỏ qua, ko quan trọng. Hoặc nếu dạy họ điều mà họ biết-quên, có thể điều đó không quan trọng nên họ chọn quên đi. Hoặc nếu dạy họ cái họ biết-biết, họ sẽ chán. Con người thường chỉ nhớ những điều quan trọng và có ý nghĩa. Khi dạy theo chiều truyền đạt bắt đầu từ người học viên, nếu mình hỏi họ về cái họ biết biết, họ sẽ chủ động confirm lại kiến thức. Từ đó, theo dòng chảy có liên quan tới bài học, nói họ nghe về cái biết-quên và biết-ko biết thành cái biết biết. Và có thể dạy thêm cái ko biết-ko biết thành cái biết biết của họ. Miễn là kiến thức đều quan trọng và có ý nghĩa, họ sẽ để tâm ghi nhớ. Ví dụ cụ thể: trong lớp dạy mình thường cho sinh viên tự chọn đề tài để làm thuyết trình, mình ko cần phải tìm hiểu gì nhiều đề tài đó vì nó ko quan trọng với mình. Nhưng nếu mình có sự biết biết về đề tài thì sẽ comment thêm (thêm kiến thức các bạn ko biết- ko biết) hoặc hỏi các bạn để các bạn confirm lại kiến thức (biết-biết, biết quên của bạn) và chỉnh sửa lại kiến thức ko đúng (biết-ko biết).
10
4
New comment 2d ago
💰 Tiền này, mọi người lấy đi 💸
đây là công cụ dạy tiếng Việt cho mọi người có thể tương tác hai chiều với học viên. Cột A mọi người nhập, cột D dành cho học viên nhập. Giúp bạn và học viên có thể hiểu nhau gần như 96,69%% đặc biệt dành cho ai không biết hoặc không thành thạo tiếng: Anh, Trung, Nhật, Hàn, Thái, ... Ai cần thì like, bình luận vào bài viết để mình gửi nha. https://youtu.be/Qa9zHTl9TuU
89
162
New comment 2d ago
💰 Tiền này, mọi người lấy đi 💸
Kích thích não bộ bằng Learning diary
Những điều mình sắp nói đây bắt nguồn từ kinh nghiệm dạy học tại nền giáo dục Phần Lan. Trong quá trình học tập và làm việc, mình tâm đắc nhất về 2 điều đó là bắt đầu từ cái biết-biết của học viên và learning diary. Post trước mình đã nói về việc bắt đầu từ cái biết-biết của học viên. https://www.skool.com/5-minutes-vietnamese-4316/bat-au-tu-ieu-biet-biet-cua-hoc-vien?p=0c6f997e Riêng post này mình chia sẻ về điều thứ 2 kích thích não bộ bằng Learning diary. Learning diary là nhật kí học tập, nơi học viên sẽ tổng hợp lại kiến thức đã học thông qua việc viết xuống bài học (kiến thức mới), tâm đắc (điều mà học viên sẽ áp dụng sớm), ngộ ra (điều mà học viên biết nhưng bây giờ mới hiểu). Về hình thức learning diary có nhiều dạng như essay, listing các khái niệm, hình ảnh, video, references (link, nguồn), và tùy học viên mong muốn. References là nguồn của kiến thức học viên lấy được, và khá quan trọng vì học viên cần lấy kiến thức ở nguồn uy tín đáng tin cậy, ví dụ như sách giáo khoa,... Learning có thể được viết ít nhất 1 lần 1 tuần hoặc 1 lần sau mỗi buổi học hoặc tùy thời gian học viên thấy hợp lí. Tụ trung lại học viên có thể tự tổng hợp kiến thức theo cách riêng của họ. Người dạy có thể check learning diary và comment thêm. Học viên cũng được khuyến khích chia sẻ learning diary của mình, để người dạy và các bạn trong nhóm cùng comment và khuyến khích trao đổi.
5
1
New comment 3d ago
KHI BỊ STRESS CẦN LÀM GÌ?
Khi tâm trí bị quá tải bởi những suy nghĩ hỗn độn, căng thẳng dồn nén mà Bạn chưa biết làm cách nào để giải tỏa, đó là dấu hiệu nhắc nhở Bạn nên Thiền để buông bớt những điều không cần thiết. Nếu Bạn mới bắt đầu và đang gặp khó khăn trong việc ngồi yên tĩnh, hãy thử làm quen với Thiền vẽ – một hoạt động nhẹ nhàng hơn, giúp Bạn từng bước hiểu thế nào là Thiền và làm sao để Thiền hiệu quả. Và điều quan trọng hơn là, sự tập trung trong Thiền khác hẳn với sự tập trung khi làm việc hàng ngày. 🥰
8
1
New comment 6d ago
KHI BỊ STRESS CẦN LÀM GÌ?
1-10 of 10
5 Minutes Vietnamese
skool.com/5-minutes-vietnamese-4316
Giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập tối thiểu $5-$10/h bằng cách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mà không cần biết tiếng Anh.
Leaderboard (30-day)
powered by