Những điều mình sắp nói đây bắt nguồn từ kinh nghiệm dạy học tại nền giáo dục Phần Lan. Trong quá trình học tập và làm việc, mình tâm đắc nhất về 2 điều đó là bắt đầu từ cái biết-biết của học viên và learning diary. Riêng post này mình chia sẻ về điều thứ 1 là bắt đầu từ điều biết-biết của học viên.
Đơn giản mà nói tri thức của 1 người chia ra nhiều phần:
biết-biết: tri thức họ biết là họ biết
biết- quên: tri thức học biết nhưng quên
biết- ko biết: tri thức họ biết là họ không biết
ko biết- ko biết: tri thức họ ko biết là họ ko biết.
Khi dạy theo chiều truyền đạt bắt đầu từ người dạy, kiến thức có thể rơi vào 4 mảng biết-biết, biết- quên, biết- ko biết hoặc ko biết- ko biết của học viên. Nếu kiến thức truyền đạt là điều mà học viên ko biết- ko biết, khiến học viên hoàn toàn đơ và ko biết bắt đầu từ đâu. Hoặc nếu dạy cho họ cái họ biết-ko biết, có thể vì tri thức đó ko cần thiết nên họ biết nhưng bỏ qua, ko quan trọng. Hoặc nếu dạy họ điều mà họ biết-quên, có thể điều đó không quan trọng nên họ chọn quên đi. Hoặc nếu dạy họ cái họ biết-biết, họ sẽ chán. Con người thường chỉ nhớ những điều quan trọng và có ý nghĩa.
Khi dạy theo chiều truyền đạt bắt đầu từ người học viên, nếu mình hỏi họ về cái họ biết biết, họ sẽ chủ động confirm lại kiến thức. Từ đó, theo dòng chảy có liên quan tới bài học, nói họ nghe về cái biết-quên và biết-ko biết thành cái biết biết. Và có thể dạy thêm cái ko biết-ko biết thành cái biết biết của họ. Miễn là kiến thức đều quan trọng và có ý nghĩa, họ sẽ để tâm ghi nhớ.
Ví dụ cụ thể: trong lớp dạy mình thường cho sinh viên tự chọn đề tài để làm thuyết trình, mình ko cần phải tìm hiểu gì nhiều đề tài đó vì nó ko quan trọng với mình. Nhưng nếu mình có sự biết biết về đề tài thì sẽ comment thêm (thêm kiến thức các bạn ko biết- ko biết) hoặc hỏi các bạn để các bạn confirm lại kiến thức (biết-biết, biết quên của bạn) và chỉnh sửa lại kiến thức ko đúng (biết-ko biết).