Mình đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Sau khi học ở Việt Nam 2 năm, mình chuyển qua học trường Wollongong bên Úc - thuộc Top 250 trên thế giới.
(và mình thuộc top 5% sinh viên khoa kinh doanh)
Sau đây là những bài học về kinh doanh mà mình học được từ trường đại học,
Và cả những bài học mình không được dạy ở trường.
Mình nghĩ đây là những kiến thức quan trọng có thể giúp bạn tiết kiệm 4 năm đại học, cũng như tăng tốc cho hành trình kinh doanh của bạn.
1. Attention - sự chú ý.
(Tự học).
Trận chiến đầu tiên bạn cần phải thắng là sự chú ý của người khác.
Trước khi bạn có cơ hội mở miệng để kể về câu chuyện thương hiệu của bạn, hay sản phẩm bạn tốt, xịn, rẻ như thế nào ...
Bạn cần phải thu hút được sự chú ý của người khác.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà toàn bộ sự chú ý để dồn lên cái điện thoại.
Đặc biệt là các social app như Youtube, Facebook, Tiktok.
Nếu bạn không biết cách làm thế nào để bắt người khác, khi họ đang lướt điện thoại, dừng lại để xem mẫu content của bạn (cái post, cái video ...)
Tất cả những thứ khác bạn làm sẽ đều không có ý nghĩa.
Hiện tại đây, khi bạn đang đọc email này ...
Ngoài kia, đang có 1 ai đó đang gào thét bán 1 sản phẩm thật sự rất phù hợp với bạn (cái quần bạn thích, cái cách kiếm tiền online bạn cần nghe, chương trình giảm cân phù hợp với bạn).
Tuy nhiên, bạn không thấy cơ hội đó.
Tại vì bạn đang bận đọc tin nhắn này. Tại vì mình giữ được sự chú ý của bạn.
Cho nên, kể cả khi sản phẩm của người kia có tốt, có xịn đến mấy, bạn cũng không biết tới để mà cân nhắc mua nó.
Học cách thu hút được sự chú ý của người khác trên social media là kỹ năng giá trị nhất mà bạn có thể học được trong thời đại này.
Bạn nên nhận ra rằng cuộc chiến này rất khốc liệt.
Không phải là bạn làm Youtube thì bạn cạnh tranh với các Youtubers khác.
Mà bạn còn cạnh tranh với Facebook, với Instagram, với Livestream Tiktok …
Sự chú ý khác với Tiền.
Người ta có thể chi tiền cho người VÀ chi tiền cho người kia.
Nhưng ...
Sự chú ý của mỗi người là có giới hạn.
Người ta coi Youtube HOẶC người ta coi livestream Tiktok HOẶC người ta lướt Facebook.
Sự chú ý là tài sản giá trị nhất mà bạn có thể lấy được từ người khác.
2. Xác định vấn đề của khách hàng.
(Trường dạy).
Điều cuối cùng bạn muốn làm là tạo ra 1 sản phẩm mà không ai cần tới.
Mình đã nghe qua những ý tưởng phải gọi là “stupid sh*t”
Những người founders, họ có 1 đam mê với 1 lĩnh vực.
Rồi họ tự tạo ra 1 sản phẩm mà họ nghĩ khi rất là “cool”, và họ nghĩ người khác cũng sẽ thích như họ.
Big mistake!
Mình có 1 người bạn muốn bán sản phẩm "thẻ bài về cà phê".
"Những cái thẻ này ở mặt trong nó có thông tin về cà phê. Khi người ta mua người ta sẽ biết thêm về cafe, thỏa mãn đam mê của họ" - bạn đó mô tả.
Nghe thôi là biết rất khó để thành công.
Người ta không có nhu cầu. Nó không phải là 1 “nỗi đau” mà người ta bắt buộc phải giải quyết.
Khi bạn làm vậy, tức là bạn đang cố gắng tạo ra “nhu cầu” cho sản phẩm của bạn.
RẤT KHÓ để bạn tạo ra nhu cầu, tạo ra thị trường. Đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu kinh doanh.
Thay vào đó,
Bạn sẽ muốn xác định được thị trường đang thiếu cái gì, và bạn lấp vào chỗ trống đó.
Nhìn xung quanh:
Những người mà bạn gặp hằng ngày, họ đang gặp phải vấn đề gì? (kiếm tiền, giảm cân, buồn chán, không hạnh phúc ...)
Rồi bạn tạo ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
Rồi bạn lại gặp nói với những người đang có vấn đề và nói:
“Ê tui thấy bạn đang có vấn đề này, đây là giải pháp của tui, bạn có muốn thử không?”
Và như vậy, là bạn đã bắt đầu công việc kinh doanh rồi.
Tìm vấn đề, rồi tìm giải pháp. Đừng làm ngược lại.
3. Minimal viable product.
(Tự học).
Đây là 1 khái niệm rất hay trong cuốn sách The Lean Startup.
Tác giả kể về việc ông bắt đầu 1 startup phần mềm.
Khi mới ra mắt, vì công ty thiếu tiền, nên ổng phải phát hành phần mềm của ổng sớm.
Kể cả khi ổng biết là sản phẩm không có nhiều tính năng và lỗi rất nhiều.
Trên thị trường, có những người được gọi là Early Adopter - họ muốn được nhìn nhận là người đi đầu.
Người ta sẽ mua sản phẩm mới kể cả khi nó không có nhiều review.
Những early adopter này mua sản phẩm, xài, feedback lại công ty là sản phẩm có chỗ này không tốt, không tốt …
Và công ty liên tục ở phía sau vá lỗi và update liên tục cho sản phẩm tốt hơn.
Phương pháp này giúp công ty trụ được, vì họ bán sản phẩm có tiền trả lương nhân viên.
Và có nhiều feedback từ người sử dụng hơn để giúp họ phát triển sản phẩm đúng hơn.
Mục đích của 1 startup là tìm ra đúng thứ để giải quyết - cái gì mà khách hàng thèm muốn và sẵn sàng trả tiền cho nó.
Minimal viable product tức là sản phẩm đơn giản nhất mà bạn có thể tạo ra được.
Nếu bạn bán thời trang, bạn muốn launching nguyên set đồ … nhưng không cần. Bạn chỉ cần cái áo thôi.
Nếu bạn bán dịch vụ, đâu là những dịch vụ đơn giản mà bạn có thể cung cấp liền, bạn dễ thực hiện và vẫn đem lại phần lớn kết quả cho khách hàng.
Lý do bạn muốn ra mắt với 1 minimal viable product là vì sẽ tốn ít thời gian và tiền bạc để đầu tư.
Bạn bán ra cho khách hàng, nhận được feedback liền để bạn điều chỉnh lại sản phẩm.
Kể cả khi bạn xác định được khách hàng và vấn đề của họ rồi,
Chưa chắc, họ muốn mua sản phẩm của bạn.
(Người ta mập không có nghĩa là người ta muốn tập gym. Có thể họ muốn được hút mỡ).
Minimum viable product giúp bạn có sản phẩm để bán, kiểm tra nhu cầu thị trường, có feedback liền để cải thiện sản phẩm.
Thêm 1 cái nữa,
Bắt đầu với minimal viable product không chỉ giúp về mặt tài chính, mà còn giúp bạn về mặt tâm lý.
Nếu bạn dành rất nhiều công sức vào để hoàn thiện 1 sản phẩm “tuyệt đối” rồi mới cho ra mắt,
Lỡ không thành công, đó sẽ là 1 đòn đánh tâm lý rất lớn.
"Mình đã dồn hết lực cho nó. Tại sao vẫn không có kết quả?" Dễ nản và bỏ cuộc.
Ngược lại,
Nếu bạn ra mắt sản phẩm với tâm lý "đây là minimal product",
Bạn sẽ đoán được trước là có feedback không hài lòng, và có thể ra mắt không thành công.
Bạn sẽ dễ dàng đón nhận feedback để update sản phẩm nhanh hơn.
Bạn đang thắc mắc:
Nếu sản phẩm không quá tốt thì làm sao thuyết phục khách hàng mua?
Đó là lý do điều thứ 4 này quan trọng.
4. Sản phẩm và Offer.
(Tự học).
Mình nghĩ đây là 1 khái niệm khá lạ với nhiều bạn.
Offer là lời đề nghị bạn đưa ra để khách hàng đồng ý đưa tiền cho bạn.
Offer và Sản phẩm là 2 thứ hoàn toàn khác biệt.
Lấy ví dụ:
Nếu mình là PT và mình nói với khách hàng:
"Trả mình 10 triệu, mình sẽ giúp bạn giảm 10kg trong vòng 3 tháng".
Đó là OFFER.
Còn chương trình huấn luyện, chế độ dinh dưỡng … như thế nào, đó là SẢN PHẨM.
Phần lớn, người ta không quan tâm sản phẩm.
Người ta chỉ muốn biết cái offer là gì và liệu là họ có đạt được kết quả mà họ muốn.
Offer của bạn càng hấp dẫn, bạn càng dễ bán.
Ví dụ:
- 10 triệu giảm 10 kg.
- 10 triệu giảm 10 kg. Nếu sau 3 tháng không giảm, tặng bạn thêm 3 tháng nữa.
- 10 triệu giảm 10kg. Nếu sau 3 tháng không giảm, trả tiền lại.
- 10 triệu giảm 10kg. Nếu sau 3 tháng không giảm, trả bạn 10 triệu, tặng bạn thêm 10 triệu nữa.
(Lúc này thì người ta sẽ dúi tiền vào tay bạn, bắt bạn nhận).
Trong 4 trường hợp trên, cái chương trình giảm cân (tức là sản phẩm) nó có thể y chang nhau.
Nhưng bạn thấy rõ ràng là 1 trong 4 offer trên, có 1 offer dễ bán hơn hẳn.
Trong mỗi giao dịch, nó có rủi ro.
Người mua sợ họ không đạt được cái mà họ muốn sau khi trả tiền.
Người ta đi vô 1 quán ăn mới, người ta không chắc đồ ăn có đúng ý không.
Người mua sản phẩm giảm cân, sợ không giảm cân được.
Người mua sản phẩm khóa học social media, sợ không làm được.
Phần lớn người ta kinh doanh, người ta muốn đẩy cái rủi ro đó lên đầu của người mua.
Nếu bạn thật sự giỏi, tin vào sản phẩm, bạn đưa ra offer gánh bớt rủi ro về cho bạn.
Khi đó, chuyện bạn kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Giống như cái cách Trại Creator Mastermind của mình, mình đưa ra offer rất tốt, đẩy bớt rủi ro về phần mình.
Đó là sức mạnh của 1 IRRESISTIBLE OFFER - lời đề nghị không thể cưỡng.
5. Master 1 channel.
(Trường học và tự học).
Channel ở đây tức là đâu là kênh chính để bạn tìm kiếm và làm việc với khách hàng.
Nó có thể là các trang social media như Facebook, Youtube, Tiktok, …
Có thể là sàn thương mại Shopee, Lazada …
Thông thường, bạn sẽ có 1 kênh chính. Đó là kênh mang lại doanh thu lớn nhất cho bạn .
Thường, cái kênh chính này không phải do bạn chọn.
Mà tự nhiên nền tảng nào phù hợp với business của bạn nhất thì nó sẽ nổi lên.
Bạn sẽ thấy rõ là nó mang nhiều tiền về cho bạn.
Ví dụ: nếu bạn bán sản phẩm đồ gia dụng, khả năng bạn nổi trên Tiktok sẽ cao.
Nếu bạn bán local brand, khả năng kênh nổi lên là Instagram.
Nếu bạn bán dịch vụ marketing hoặc coaching, khả năng là Facebook.
Mình có nhiều followers nhất trên Tiktok.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Tiktok đóng góp chắc không tới 10% doanh thu cho công ty mình.
Đừng nhìn vào followers bạn có. Hãy nhìn vào doanh thu.
Sau khi kinh doanh online 1 thời gian, mình nhận ra:
Đâu là cái mang lại doanh thu lớn nhất, chúng ta nên tập trung hết công xuất vào đó.
Những kênh còn lại, vẫn có thể xây dựng nó, nhưng hãy coi nó là cái phụ.
Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nếu tập trung vào 1 nền tảng, thay vì tách thời gian ra cho đều tất cả.
Nếu bạn nhận ra được đâu là 1 kênh phù hợp với việc kinh doanh của bạn (Facebook, Youtube, Shopee, Tiktok …)
Dồn hết sức "cày" cho tới khi mà bạn nhận ra là bạn maximize cái nền tảng đó rồi.
Kiểu như Facebook bạn đã đăng 1 ngày 6-10 post rồi, bạn không thể nào đăng thêm nữa.
Lúc đó, hãy cân nhắc thêm các kênh khác để tăng thu nhập.
6. Báo cáo tài chính.
(Trường dạy)
Đây là cái mà bạn sẽ được học khi vừa bước chân vào trường kinh tế.
Có 3 bảng báo cáo tài chính quan trọng trong kinh doanh.
- Income statement - báo cáo thu nhập: bạn bán được bao nhiêu, chi bao nhiêu.
- Balance sheet - bảng cân đối kế toán: tài sản công ty sở hữu là bao nhiêu, nợ bao nhiêu.
- Cash-flow statement - báo cáo dòng tiền mặt: tiền mặt mà công ty có là bao nhiêu.
Khi bạn học kinh doanh trong trường đại học, chắc chắn năm đầu là đã biết cái này.
Thật ra, đối với các bạn mới bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ không cần quan tâm cái này nhiều.
Nó chỉ quan trọng khi nào bạn mở công ty.
Nếu bạn tham vọng kinh doanh lớn, bạn sẽ phải mở công ty. Lúc đó, bạn sẽ cần biết đọc những báo cáo tài chính này.
Nếu bạn không biết về báo cáo tài chính, có thể lên mạng học hoặc tìm 1 khóa học về nó.
Ngắn thôi, để hiểu nó là gì. Không cần quá chuyên sâu.
Tại vì thật sự, nếu đi sâu, nó rất là nhức đầu.
Mỗi lần chị kế toán gửi mình cái bảng đó là mình nhìn kiểu “trời ơi, cái gì đây, tiền gì đây”.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải biết.
Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh.
Bạn sẽ nhìn vào 3 bảng báo cáo tài chính này để biết tình hình của công ty đang vận hành.
Khi bạn kinh doanh nhỏ, có mình bạn và vài nhân viên, bạn liếc xung quanh, nhìn vô tài khoản ngân hàng là biết bạn đang lời hay lỗ.
Nhưng khi kinh doanh bắt đầu mở rộng, báo cáo tài chính là cái bạn nhìn vào để đánh giá và điều hành công ty.
Đó là thứ giúp bạn nhận ra chuyện gì đang xảy ra, lời là do gì, lỗ thì ở đâu và làm thế nào để bịt cái lỗ đó.
1 cái chuyện ngoài lề xíu:
Mình là người tốt nghiệp tài chính.
Chơi chứng khoán, cổ phiếu … mấy cái đó là tài chính đó.
Mình tốt nghiệp tài chính nhưng mình thấy 3 cái bảng trên của kế toán nó giá trị hơn nhiều so với cả đống kiến thức tài chính mình được học.
Kể cả khi bạn kinh doanh, hay bạn đầu tư chứng khoán.
Để định giá trị của 1 công ty, người ta nhìn vào 3 cái bảng báo cáo tài chính đó để đọc ra:
Công ty đang lời hay lỗ, lời bao nhiêu, bao nhiêu là tiền mặt, dòng tiền âm hay dương, tài sản bao nhiêu, nợ bao nhiêu …
Cái đó là "bare minimum" tối thiểu để xác định giá trị.
Tuy nhiên,
Mình dám cá 90% mấy anh trai chơi chứng khoán ngoài kia không biết báo cáo tài chính đọc như thế nào.
Người ta coi nến xanh, nền vàng, xong đọc báo. Rồi ra quyết định.
Đó giống như "đọc báo rồi đánh đại", hơn là "phân tích đầu tư".
Kể cả khi đánh chứng khoán, bạn sẽ muốn biết cách đọc báo cáo tài chính để ra quyết định.
7. Quản lý con người.
(Trường dạy).
Khi bạn học đại học, người ta nói rất nhiều về cái này.
Tuy nhiên, mình nghĩ rằng phần lớn sẽ không bao giờ xài tới.
Ít nhất là sẽ không xài tới cho tới khi công việc kinh doanh của bạn bắt đầu thành công và bạn cần tuyển dụng nhân sự vào để giúp bạn hoàn tất công việc.
Cá nhân mình cũng tuyển người.
Và chỉ là mới gần đây mình mới bắt đầu cảm giác 1 xíu là quản lý con người quan trọng.
Khi bạn có team, mọi thứ sẽ không còn là bạn làm hoặc bạn quản lý.
Bạn phải giao việc, giao quyền và trách nhiệm cho người khác.
Vấn đề là:
Nhân viên của bạn - họ không phải là bạn.
Cả về khả năng, và mức độ ưu tiên.
Thành công của công ty đối với bạn - người entrepreneur - đó là ưu tiên hàng đầu.
Nhưng với nhân viên của bạn thì không.
Họ có ưu tiên khác. Cuộc sống riêng, gia đình, bạn bè, người yêu …
Bạn không thể nào mong chờ nhân viên sẽ cũng đắm chìm trong công việc giống bạn.
Đó là lúc bạn bắt đầu nhận ra bạn cần học cách quản trị nhân sự.
Bắt đầu từ việc: làm thế nào để thu hút người tài vào công ty?
Làm thế nào để kiểm soát được là người ta thực sự làm những công việc được giao?
Hệ thống thưởng, phạt như thế nào? KPI ra sao?
Nếu bạn là 1 người kinh doanh từ con số 0 lên (giống như mình), vào thời điểm này, bạn sẽ thấy rất lạ.
Tại vì trước giờ bạn dành phần lớn thời gian để marketing, để bán hàng.
Nay bạn lại dành thời gian để làm như thứ nội bộ bên trong mà bạn không thể thấy được kết quả liền.
Đó sẽ là 1 cảm giác không thoải mái.
Nhưng mình cũng nghĩ đó là tín hiệu cho thấy bạn đang lên level mới.
Mình chưa tới level đó nên mình sẽ không nói nhiều về. Khi nào mình tới thì mình sẽ chia sẻ thêm với các bạn tiếp ;)
Best regards,
Huy Dao
Trại Creator
P/s: Đừng quên download ứng dụng Skool về trên điện thoại để maximize trải nghiệm học và kết nối với những bạn đồng hành khác.