Kiến Tạo Cuộc Sống Như Ý Xuất Phát Từ Gốc Rễ
Xin chào toàn thể anh em,
Hôm nay Huấn xin phép chia sẻ về những điều tâm đắc liên quan đến chủ đề "gốc rễ" của mọi thành tựu trong cuộc sống.
Những điều tâm đắc này đến từ lần thứ 3 học khóa Thấu hiểu nội tâm do Tổ chức Đào tạo WIT chỉa sẻ. Vì vậy, Huấn cũng xin có một lưu ý nhỏ (đây cũng là lưu ý chung cho tất cả những bài Huấn chia sẻ liên quan đến tri thức Nội tâm học từ WIT): tất cả những thuật ngữ nào các bạn chưa kịp cập nhật đồng bộ về cách hiểu từ các chương trình của WIT thì chủ động cập nhật thêm hoặc có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi - Đáp ở cộng đồng này.
Một trong số những tri thức đó là tầm quan trọng của Công đức, Phước đức đối với cuộc đời mỗi người. Sau đây là những tóm tắt về Công đức, Phước đức:
Phước đức trong đời sống con người:
  • Khi khối Phước đức được khởi tạo, đời sống con người sẽ đạt được những điều như ý (hay còn gọi là có được trải nghiệm nhân sinh như ý). Nghĩa là, những tham, tưởng của con người về tài, sắc, danh, thực, thùy sẽ được như ý. Nói cách khác, khi có nhiều Phước đức thì sẽ giàu có về vật chất.
  • Như vậy, khi cuộc sống của chúng ta như ý thì được hiểu rằng ta đang hưởng Phước. Nếu chỉ xài Phước mà không biết tích tạo thì sẽ cạn Phước, hết Phước ⇒ đời sống trở nên bất như ý.
  • Thiếu Phước có nhiều dạng - tùy theo cách sống và tổng nghiệp của mỗi người quyết định. Cũng có trường hợp có Phước ở lĩnh vực này nhưng lại không có Phước ở lĩnh vực khác.
  • Nếu biết tích Phước thì đời sống sẽ dần dần giàu toàn diện: trí tuệ, phẩm chất, nhân cách, tâm thái, vật chất, thể chất, năng lực.
  • Nguyên lý về sự ảnh hưởng của Phước đến chất lượng đời sống con người: "Phúc tác tạo tích đủ sẽ nảy trồi phúc phận". Điều này được hiểu đại ý là: Khi tích tạo Phước đức đủ nhiều thì "quả ngọt" trong cuộc sống sẽ tới.
  • Muốn tích tạo Phước đức thì ta cần trao đi giá trị cho người khác với trạng thái của nội tâm mang ý niệm dương (ý niệm vì người - không mong cầu nhận lại hoặc có ý niệm trao đổi). Cách đơn giản nhất là chúng ta thực hiện 7 bố thí quan trọng đời người - đây là một chủ đề dài nên sẽ chia sẻ ở một bài riêng).
Công đức trong đời sống con người:
  • Theo hệ quy chiếu khoa học thì Công đức được tích tạo khi giúp con người nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ (lên bậc 3).
  • Theo hệ quy chiếu của nhà Phật thì Công đức sẽ được tích tạo khi giúp người khác giác ngộ, giải thoát.
  • Khi khối Công đức được khởi tạo thì con người được khai mở trí tuệ. Điều này có thể lý giải về việc có những người học mãi một thứ gì đó mà không vào, không hiểu hoặc có những người thì đơn giản để hiểu những thứ mà đa số mọi người đều thấy khó. Gốc rễ là do Công đức của mỗi người quyết định trí tuệ của họ được khai mở đến đâu.
  • Có Công đức thì trạng thái nội tâm của con người đơn giản để cân bằng; đơn giản để vượt lên trên những vấn nạn trong cuộc sống; xóa đi được những hình ảnh tiêu cực về bản thân và về người thân - Phước đức không làm được điều này. Đây là gốc rễ để chúng ta có thể kiến tạo một cuộc sống như ý về cả tinh thần và vật chất.
  • Công đức không giúp cho con người giàu có về vật chất.
Đặc điểm của Công đức, Phước đức:
  • Phước đức ví như núi tiền, một que diêm cũng có thể đốt cháy. Nghĩa là, Phước đức dù nhiều bao nhiêu nhưng cũng dễ bị mất đi.
  • Công đức ví như núi vàng, khó bị đốt cháy nhưng dễ bị bôi đen. Khi Công đức đã bị bội đen thì nó không còn mang lại những lợi ích cho đời sống con người như đã nêu ở trên.
  • Qua 2 đặc điểm nêu trên, chúng ta nhận thấy việc giữ gìn Công đức, Phước đức là cực kỳ quan trọng trong đời sống con người.
Vậy những yếu tố nào làm tổn hại đến Công đức, Phước đức?
  • Oán trách thì mất Phước - đây là điều đại kỵ của đàn ông.
  • Ngạo mạn thì mất Phước - đây là điều đại kỵ của phụ nữ.
  • Nóng giận thì mất Phước.
  • Tà dâm thì mất Phước.
  • Chấp kiến thì Công đức bị bôi đen.
Cách bảo vệ Công đức, Phước đức?
  • Trân trọng - biết ơn đối với mọi người, đối với mọi thứ mình có trong cuộc sống.
  • Khiêm tốn: Luôn tâm niệm rằng, mọi thành tựu ta có được là do mọi người mang lại.
  • An vui, bao dung với mọi người, mọi vật.
  • Sống có đạo lý, triết lý.
  • Nâng tầng bậc trí tuệ lên bậc 3.
--------------------------------------------------------
Một vài ví dụ về sự liên hệ ứng dụng vào cuộc sống:
(1) Khi ta làm một điều gì đó cho người khác:
  • Nếu giá trị tạo ra nhiều nhưng tiền nhận về ít (ít hơn so với giá trị tạo ra) ⇒ May mắn vì ta đã được tích Phước.
  • Nếu tài chính nhận được nhiều hơn giá trị tạo ra ⇒ May mắn vì ta có tiền để dùng tiền đó tạo lập giá trị; tạo Công đức, Phước đức.
  • Nghĩa là, ta không cần so đo về việc nhận được nhiều tiền hay ít tiền so với giá trị tạo ra.
(2) Hãy biết ơn con cái, đồng nghiệp vì đã cống hiến, gánh vác công việc chung chứ không khen con cái, đồng nghiệp tài giỏi. Vì cái bẫy rất dễ mắc là khi được khen nhiều thì ngạo mạn phát sinh lúc nào không biết. Khi đã ngạo mạn thì sẽ mất Phước.
(3) Khi mình hỗ trợ ai đó làm được việc gì thì cần có nhận thức xuyên suốt là: do Phước báu của họ nên họ được hưởng. Mình cũng chỉ là sứ giả mang điều đó đến cho họ chứ không phải mình tạo ra thành tựu cho họ. Nếu không có mình thì sẽ có người khác mang đến cho họ và thậm chí người khác còn làm tốt hơn mình gấp nhiều lần.
(4) Không giận dữ với người khác vì điều đó sẽ làm bản thân mình mất Phước và gián tiếp làm cho người khác tích Ác đức.
Rất mong anh em bổ sung thêm về chủ đề này trong phần comments để chúng ta cùng nhau kiến tạo cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc.
Trân trọng!
11
7 comments
Huấn Phan Thế
5
Kiến Tạo Cuộc Sống Như Ý Xuất Phát Từ Gốc Rễ
Ogaha
skool.com/ogaha-institute-4598
Ogaha cùng bạn Sản Phẩm Hoá Bản Thân kiến tạo Cộng Đồng Thịnh Vượng và Hạnh Phúc.
Leaderboard (30-day)
powered by