Hướng dẫn AE Ecommerce Làm Dynamic Remarketing Cross Channel.
Đầu tiên là muốn đề cập đến "Dynamic Remarketing Cross Channel" là gì đã.
Nếu dịch nôm na theo tiếng việt thì nó là Tiếp Thị Động Đa Kênh.
Nhưng hiểu đơn giản hơn đó là khi anh em xem 1 sản phẩm trên Website thì sản phẩm đó sẽ được hiển thị quảng cáo ở nhiều kênh khác nhau, bám đuổi đến khi nào ae mua sản phẩm thì thôi.
Ví dụ, xem 1 đôi giày trên web -> lướt phở bò thấy -> xem reel thấy -> xem youtube thấy -> vô đọc mail cũng thấy -> vô đọc báo cũng thấy.
Rồi hiệu quả của nó là gì?
Sẽ nằm trong Top Of Mind của khách hàng trong khi đó mất rất ít chi phí mkt. Tại vì chỉ bám đuổi khách quan tâm.
Và nếu ae chạy chiến dịch ROAS của các nền tảng như Gồ với Phở bò thì thì còn đảm bảo lợi nhuận.
Chiến dịch ROAS là gì?
Ae chạy quảng cáo nhiều cũng thừa biết là chi phí / tin nhắn hay là chi phí/ click nó là vô nghĩa khi không có lợi nhuận.
Chi phí / Doanh thu nó là số 1. Cần gì biết tin nhắn bao nhiêu tiền, chỉ cần biết bỏ 1 đồng thu về mấy đồng là ok rồi.
Như hình dưới e chụp một tài khoản Gồ chạy ROAS, chi phí là 100tr và giá trị chuyển đổi là 600tr. Tỷ lệ 1 đồng quảng cáo thu về 6 đồng doanh thu.
Thực tế như hình dưới tổng quan tài khoản em cài đặt 1 đồng quảng cáo thu về 8 đồng doanh thu. ROAS là 800%. Nhưng có vẻ như thế là ăn tham quá, nên Gồ chỉ cho 1 đồng thu về 6 đồng thôi.
ROAS sẽ áp dụng nếu anh em muốn cố định lãi, không phải scale vì số tiền tiêu sẽ không được như ae kỳ vọng, nhưng nó lại giải quyết được bài toán về lợi nhuận.
Nếu tài khoản có nhiều chiến dịch ROAS Win và tiêu tiền đều thì sẽ đảm bảo được AE có lợi nhuận khi chạy quảng cáo
Rồi đấy là chiến dịch bên Gồ thì nhiều ae biết có thể chạy theo ROAS được, còn bên Phở Bò có chạy được hay không?
Câu trả lời là Có nhưng vì ở VN ae cài tracking sai sót nhiều, nên là không bao giờ có giá trị chuyển đổi đúng trên trình quảng cáo.
Gần đây ae ads thủ mới bắt đầu biết tracking Data giá trị mua hàng trên trình quản lý quảng cáo. Chứ ngày xưa là auto nhìn giá tin nhắn chứ không phải là doanh thu mang về.
Hình 2 là 1 trình quản lý quảng cáo có tracking giá trị đơn hàng đầy đủ. Làm như vậy sẽ đảm bảo AI của quảng cáo biết đâu là hiệu quả, đâu là không hiệu quả.
Ae có thể thấy chi phí / 1 đơn hàng là rất cao, nhưng giá trị đơn hàng lại lớn. Ví dụ chi phí/ lượt mua là 300k. Nhưng mà giá trị đơn là 3tr thì tính ra chỉ mất 10% chi phí qc.
----------------
Ok tất cả đoạn trên chỉ giúp mọi người hiểu, chiến dịch ROAS đã có từ lâu, chiến dịch Remarketing qc cũng có nhưng ở VN dùng không hiệu quả là do Tracking không kỹ, không chuẩn. Khiến AI bị ngu do dữ liệu quá tạp nham!
Bây giờ một chiến dịch Dynamic Remarketing Cross Channel sẽ cần những gì để đạt hiệu quả, bỏ 1 đồng thu về 6 đồng doanh số.
1. Cài đặt tracking chuẩn tất cả các kênh (e đang đề cập 2 kênh chính là Phở Bò và Gồ). Cài đặt chuẩn sẽ bao gồm tất cả các sự kiện dẫn đến mua hàng ví dụ như View page, View content, View Product, View Cart, Add to cart, Puchase.
AI bây giờ khôn lắm rồi, nhưng để nó khôn thì phải cho nó ăn nhiều dữ liệu, nó mới đo đếm được hành vi của khách hàng dẫn đến mục tiêu mua hàng. Nếu không thì làm sao nó điều hướng tốt được.
2. Đồng bộ sản phẩm và kho hàng đa kênh
Nghĩa là sao? Tức là khi kho hàng của ae cập nhật, thì tất cả kênh bán + quảng cáo sản phẩm đang bán phải thay đổi theo.
Ví dụ, khi ae ẩn 1 sản phẩm ở kho hàng đi, thì quảng cáo "ĐANG TRỰC TIẾP CHẠY" phải tự động ẩn sản phẩm đó.
Khi ae thêm 1 ảnh đại diện mới, quảng cáo cũng phải tự thêm, hoặc khi thay đổi giá. Quảng cáo tự thay chứ ae không phải thay thủ công từ trình quản lý qc nữa.
Nếu ae làm được như vậy thì sẽ đảm bảo cài đặt 1 chiến dịch qc chạy vài năm, vì ae không trực tiếp thay content trên trình quản lý qc, mà thay ngay nội dung ở website của ae. (Hình 1 chiến dịch chạy từ 2022 đến nay là 2024 liên tục không tắt camp, không chỉnh sửa).
3. Chiến dịch Dynamic Remarketing Cross Channel dành cho những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, nhu cầu của khách hàng không cố định nên phù hợp những doanh nghiệp làm Ecom, nhiều mẫu mã như thời trang, đồ gia dụng, nước hoa, phụ kiện...
Ae không muốn có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm mà phải đi quản lý chiến dịch qc của từng loại, mình muốn đẩy hết cho nền tảng quảng cáo và chọn mục tiêu là tối ưu hóa chuyển đổi để ra được sản phẩm ngon.
Chiến dịch Dynamic Remarketing Cross Channel là chiến dịch bổ sung với các chiến dịch trực tiếp. Ví dụ ae muốn đẩy 1 sản phẩm nào đó thì cứ mạnh tay đẩy, nó là nền móng để bám đuổi khách hàng đã xem cùng 1 loại sản phẩm bám sang các nền tảng khác, bám đến khi mua hàng.
----------------
Ok, bây giờ đến đoạn cài đặt như nào! Bài cũng khá dài nhưng mình tin phần này giá trị với những doanh nghiệp đang gặp vấn đề về MKT.
Các nền tảng thì hoạt động độc lập với nhau, để có thể Cross channel qua nhiều nền tảng thì cần phải có 1 điểm chung nào đó.
Đó chính là "Website".
Nếu traffic của 3 nền tảng chính là Phở, Gồ, Top cùng đẩy đến 1 website. Sau đó website đó cài đặt tracking của cả 3 nền tảng.
Thì 1 người dùng sẽ được theo dõi bởi cả 3 nền tảng và có thể remarketing chéo cho nhau.
Trong bài này e mới chỉ triển khai xuyên 2 nền tảng là Phở bò và Gồ nên e sẽ đề cập 2 nền tảng này. Còn Tóp thì e chưa nghiên cứu!
------------
Dynamic Remarketing Product Phở Bò
-----------
Để Dynamic Remarketing Poroduct Phở Bò thì phải hiểu Product Catalog của Phở bò mà ở VN cũng ít ai dùng (Chỉ có sọp pe với Tí Kí là dùng nhiều), còn lại mấy ae doanh nghiệp khác e chưa gặp qc đến bao giờ.
Ứng dụng Product Catalog của Phở Bò để Dynamic Remarketing chính xác sản phẩm khách hàng đã truy cập trên website để hiển thị trên new feed.
Lịch sử hình thành Product Catalog của phở bò
Ngày trước ở fanpage, chúng ta có thể tạo trang cửa hàng từ lâu rồi, ae có thể đăng các sản phẩm lên đó (Giống top top bây giờ) nhưng thất bại tại thị trường Việt Nam, sau đó bị gỡ trang Cửa Hàng không áp dụng tại Việt Nam nữa.
Lý do gỡ thì theo quan điểm chủ quan của e là thói quen tiêu dùng với quảng cáo ở VN không phù hợp.
Các nhà quảng cáo thường chỉ quảng cáo 1 sản phẩm, hoặc nhiều sản phẩm trên 1 bài viết rồi nhắn tin chốt chay. Không như nước ngoài là khám phá sản phẩm rồi đặt mua.
Bên nước ngoài thì họ thường xuyên mua hàng trên web, nên mấy việc thêm vào giỏ hàng, ấn thanh toán dễ hơn nhiều.
Tỷ lệ nhà quảng cáo ở VN sử dụng tính năng đó cũng cực kỳ thấp nên là bỏ luôn Product Shop (Cửa Hàng). Nhưng mà vẫn giữ lại Product Catalog để có thể quảng cáo.
Tìm hiểu về Product Catalog thì có 2 loại
- Loại 1: Danh mục sản phẩm điểm cuối hành trình là nhắn tin để mua hàng
- Loại 2: Danh mục sản phẩm điểm cuối là vào website để đặt đơn.
Vì bài viết này để cập thêm cả Cross network Ads nên e sẽ chỉ nói sâu vào việc click website đặt đơn trên web, nhưng cũng có thể đá đẩm qua một chút về loại nhắn tin.
MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI CÀI ĐẶT PRODUCT CALTALOG KHIẾN NÓ ÍT ĐƯỢC SỬ DỤNG
Khó khăn 1: Đồng bộ với kho hàng
Phần lớn nhà quảng cáo đều không trực tiếp quản lý kho, nếu là nhân viên quảng cáo ở 1 công ty thì có khi không bao giờ được sờ đến phần kho vận chứ chả nói gì đến quản lý.
Nhưng nếu có 100, hay 1000 sản phẩm. Và thêm sản phẩm bằng tay, kiểu add thủ công lên là sặc tiết. -> Có thể thểm một loại bằng file excel
Nhưng vấn đề là khi cập nhật giá sản phẩm, thì lại phải cập nhật bằng tay. Hoặc khi kho hàng hết hàng thì cần gỡ sản phẩm khỏi Product Catalog thì lại phải cập nhật thủ công.
Thôi mệt quá, méo triển khai nữa.
Khó khăn 2: Các Ads thủ thường không biết code, hoặc kỹ năng IT kém và các phần mềm chưa có tính năng đồng bộ với các nền tảng quảng cáo
Vẫn là vấn đề đồng bộ trên, có thể giải quyết được bằng cách dùng Prouduct Feed dạng file XML để đồng bộ tự động. Nhưng ít Marketer nào có cả 2 kỹ năng IT + Marketing (Hoặc là có thì mấy anh đang tự húp rồi, chia sẻ làm gì).
Khó khăn 3: Các định dạng cũ đang ngon, tại sao tao phải test 1 thằng mới trong khi chả thấy thằng nào chia sẻ thành công với nó, không có thầy nào dạy phổ biến nó. Bỏ tiền ra test tìm đau đầu mà không biết hiệu quả như nào.
CÁCH GIẢI QUYẾT VỀ VIỆC ĐỒNG BỘ
Hiện tại thì có nhiều cách hơn trước rồi, và xử lý triệt để phần này cho ae trước khi đến với phần Dynamic Remarketing.
Với website dùng woocomerce hoặc các website không dùng.
Tìm Plugin product feed, có thể tạo ra Feed dạng file XML để up lên Product Catalog, nó sẽ đảm bảo việc thay đổi tên, mô tả, giá, hoặc update sản phẩm lên web thì Product Catalog sẽ tự động update theo.
Làm 1 lần kết nối thôi không bao giờ cần quan tâm web có 100 sản phẩm hay 1000 sản phẩm
Bạn không có website nhưng vẫn muốn tự động update sản phẩm lên Product Catalog mà không phải up chay bằng tay, dành cho ae mua hàng trực tiếp qua messenger.
Giải pháp mới nhất từ POScacke, mua hàng qua mess 2024, ae có thể đồng bộ từ kho hàng POScake lên trên Product Catalog khách nhắn tin xem sản phẩm rồi mua hàng.
Nhưng trong bài này mình không đề cập đến mua hàng qua mess, mình muốn đề cập đến Dynamic Remarketing, mua qua website và khách nhìn thấy chính xác sản phẩm vừa xem trên web được quảng cáo trên Phở Bò.
Giải pháp của mình là sử dụng Plugin Facebook For Woocomerce của Phở Bò cung cấp.
Plugin này giúp cài đặt API chuyển đổi và tất cả các sự kiện cần thiết trên website, tự động đồng bộ danh mục sản phẩm lên Product Catalog. Đưa tất cả sự kiện đó về Dataset nên có thể tối ưu hành trình mua hàng của khách hàng.
Đề cập một chút về API chuyển đổi, tại sao nhiều người cũng đang dùng Product Catalog rồi nhưng không đạt kết quả.
Theo cá nhân mình đánh giá là do không cài đặt tất cả các sự kiện của Phở Bò theo API chuyển đổi, đầu vào không tốt thì đầu ra kết quả không tốt.
Sau khi làm xong các bước trên, có một Product Catalog đầy đủ thông tin, có Dataset đã cài API chuyển đổi qua Plugin rồi thì chúng ta mới có thể sử dụng Dynamic Remarketing một cách hiệu quả được.
Vậy API chuyển đổi là gì? Trước kia khi mới ra mắt, mình cũng không thực sự hiểu nó đến khi đọc các tài liệu kỹ hơn thì mới bắt đầu hiểu ra.
Vụ API chuyển đổi xuất hiện là do IOS cấm các nền tảng như Phở Bò theo dõi người dùng ngay trên ứng dụng.
Nên Phở bò nghĩ ra cách khác để theo dõi, tức là tao không theo dõi trên ứng dụng nữa, tao theo dõi ở Sever mà m thao tác.
Hiểu đơn giản, ngày xưa khi ae mua 1 đơn hàng thông qua ứng dụng của Phở Bò, thì bản thân dữ liệu sẽ được xử lý ở chính ứng dụng đó và bắn về máy chủ của Phở Bò.
Nhưng bây giờ, dữ liệu không xử lý ở đấy nữa, dữ liệu sẽ xử lý ở sever, hosting mà người dùng truy cập vào rồi bắn ngược lại máy chủ.
Nói chung là m không cho t tracking ở ứng dụng thì t yêu cầu mấy thằng nhà quảng cáo track trên chính sever bọn nó rồi gửi cho t.
Bởi vì bản chất như thế, nên bây giờ ae nào mà chạy chuyển đổi mà không có API chuyển đổi sẽ thấy thi thoảng bị thiếu đơn trên trình quản lý quảng cáo.
Và việc cài API này thực sự quan trọng với AI, nó giúp AI đánh giá được hành trình khách hàng, learn được khách mua đi như nào, khách không mua đi như nào.
---------
Ok, bây giờ quay lại Dynamic Remaketing, liệu có thể quảng cáo trên Gồ là đặt mua nhưng lên New Feed tôi có thể quảng cáo để khách nhắn tin mua qua mess được không?
Câu trả lời là có.
Kết hợp giữa việc đồng bộ kho hàng từ Poscake -> Lên Website và đồng bộ Poscake -> Lên Product Catalog của Phở Bò, ae có thể tạo những chiến dịch Dynamic Remarketing như vậy!
-------------
Phù. Đấy là xong phần của Phở Bò.
Tiếp theo đến phần của Gồ mà bài dài quá, nên hẹn ae bài viết phần 2 sau nhé