Góc Nhìn Tài Chính Mới đáng để tham khảo.
Cụm từ “Xây dựng sự nghiệp” có lẽ rất nhiều anh/chị đã nằm sâu trong ý thức của nhiều người. Ngay cả bản thân em.
Nhưng nhìn lại bối cảnh một chút. Năm 1975 sau khi giải phóng đất nước thành công thì đất nước chuyển dịch sang làm kinh tế. Từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp tới kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ này là thời kỳ mà các cha ông cần xây dựng vì là thời kỳ chuyển dịch từ chiến tranh sang kinh tế. Những viên gạch đầu tiên về khởi nghiệp bằng đầu được xây dựng. Từ việc cho phép tư nhân hoá đến việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng đó là thời cha ông mình ở thời điểm thiếu thốn và nghèo nàn (Cơm có khi không có mà ăn). Ở thời điểm hiện tại thì điều đó khá là khó xảy ra (vẫn xảy ra ở vùng xa xôi hẻo lánh và những trường hợp đặc biệt).
Vậy tại sao mình không tư duy theo hướng “kế thừa và phát huy” mà lại tiếp tục tư duy theo hướng “xây dựng”. Phải chăng mình vẫn đang nỗ lực chế tạo bánh xe trong khi nó đã hình thành được rất nhiều năm.
Hiện trạng mọi người luôn chia sẻ nhau về việc đi xây dựng. Chính vì vậy mà con số doanh nghiệp khởi nghiệp tăng lên rất nhiều. Và doanh nghiệp lớn thì lại thiếu người kế thừa vì thiếu năng lực???
Vậy nếu câu hỏi mà mình thường xuyên hỏi về sự nghiệp là: Làm thế nào để xây dựng lên một đế chế gì đó?
Thì sao không phải là: Làm thế nào để kế thừa và phát huy một đế chế gì đó?
Thay vì sau này tranh giành nhau về tài sản của gia đình sao không tư duy nếu mình được quyền kế thừa tài sản đó thì mình sẽ làm gì?
À há! Vậy là thực chất gần như ai cũng có tài sản nhưng lại bị lãng phí vì không có ai kế thừa và phát huy.
Vậy nếu được hãy học cách thay đổi lại một chút. Thay vì mình đi “xây dựng” thường quá trình sẽ rất lâu thì hãy đi kết nối với các nguồn lực có sẵn để mình được “kế thừa” nguồn lực đó. Nhưng điều quan trọng là “Hãy có năng lực” vì khi chuyển giao nguồn lực mà bạn không làm nó phát triển lên thì nguồn lực đó sẽ bị thu hồi.
P/s: Biết ơn thầy của em đã có câu hỏi rất hay dành cho em. “Nếu em được sử dụng tài sản này em sẽ làm gì?”. “Nếu em được tiếp quản doanh nghiệp này em sẽ làm gì?”
9
1 comment
Phan Văn Hợp Văn Hợp
4
Góc Nhìn Tài Chính Mới đáng để tham khảo.
Cộng Đồng Ní Ngon
skool.com/cong-ong-ni-ngon-9906
Giúp cho chủ doanh nghiệp, doanh nhân, chuyên gia, nhà đầu tư thiết kế và đạt được cuộc đời giàu có trên nền tảng đủ đầy, an khang thịnh vượng, tự do.
powered by