Hai mặt đối lập (Thuyết nhị nguyên) là gì? Ví dụ:
- Ngày hoặc Đêm
- Ánh sáng hoặc bóng tối
- Tốt hoặc xấu
- Đúng hoặc sai
- Sướng hoặc khổ
- Đói hoặc No
- Công việc hoặc giải trí
- Tổng quan hoặc Chi Tiết
- Kiến thức sâu hoặc Kiến thức rộng
- Kế hoạch hoặc triển khai
- Hướng nội hoặc hướng ngoại.
Có một thực tế rằng, nhận thức của chúng ta về thế giới đều hành thành dựa trên những mặt đối lập. Hãy lấy 1 ví dụ để dễ hình dung: Từ khi sinh ra tới khi lớn lên bạn chỉ ở duy nhất 1 nơi và chỉ có ban ngày, lúc nào trời cùng sáng và không có ban đêm không có bóng tối? Vậy bạn sẽ định nghĩa như thế nào về ban ngày và như thế nào về ánh sáng. Hầu như chúng ta sẽ không thể định nghĩa được.
Tương tự như vậy nếu chúng ta không biết thế nào là "xấu" chúng ta cũng không thể hiểu thế nào là tốt
Nếu chúng ta không hướng dẫn cho con cái biết như thế nào là những hành vi "sai" chúng ta cũng sẽ không thể chỉ cho chúng đâu là hành vi đúng
Nếu chúng ta không cho chúng biết cảm giác như thế nào là "đói" chúng cũng không thể biết như thế nào là no.
Vậy đây là 2 mặt của cùng 1 vấn đề và
....
Bi kịch là ở chỗ hầu hết chúng ta chỉ nhìn thấy 1 mặt của vấn đề mà không nhìn thấy những mặt kia, và con người thường có tư duy gắn "cái tôi" của chính mình vào 1 mặt cụ thể.
- Có nhiều người từng nói "tôi là người tổng quan" nên tôi không thể làm "chi tiết"
- Tôi là người "hướng nội" nên tôi không thích làm những việc "hướng ngoại"
- Tôi là người có "kiến thức rộng" lĩnh vực gì tôi cũng biết nên tôi không thể có "kiến thức sâu" về cụ thể 1 lĩnh vực nào.
Đó là suy nghĩ của hầu hết những người bình thường, họ bị mắc kẹt trong tư duy nhị nguyên đó, hoặc là tôi hoặc không phải là tôi.
Tuy nhiên theo tôi được biết những người giỏi nhất ở nhiều lĩnh vực khác nhau lại không phải đi theo tư duy nhị nguyên như vậy
Elon Musk không chỉ nổi tiêng với những phát biểu điên rồ (hướng ngoại) mà ông ta còn là 1 "kẻ điên" khi nói về sự tập trung để làm sản phẩm (hướng nội). Tôi từng đọc 1 câu chuyện bản thân ông ta và rất nhiều nhân viên của ông ty ở 1 nhà máy Tesla ở Trung Quốc đã ngủ tại nhà máy để làm sản phẩm trong những giai đoạn nước rút. Hay bản thân Musk cũng là 1 kẻ thiết kế sản phẩm vĩ đại chứ không đơn thuần là 1 tay marketing đại tài.
Steve Jobs hẳn bạn đã biết ông ta nổi tiếng như thế nào về việc thiết kế ra các sản phẩm (hướng nội) của Apple cũng như Marketing (hướng ngoại) chúng.
Vì vậy góc nhìn cá nhân của tôi ở đây là việc hiểu về thuyết nhị nguyên cho chúng ta biết rằng chúng ta chỉ có thể nhận thức được 1 sự việc qua việc chúng ta nhận thức về mặt đối lập của nó
- Chúng ta chỉ biết điều gì chúng ta làm là đúng khi chúng ta đã thử rất nhiều lần và biết điều gì là sai
- Chúng ta chỉ "thấm thía" cảm giác gì là sung sướng nhất khi chúng ta trải qua những cảm giác đau khổ nhất
- Con chúng ta sẽ chỉ biết thế nào là giá trị của bữa ăn no, khi chúng trải qua những bữa ăn đói bụng
Suy rộng ra tất cả mọi sự vật sự việc khác đầu có 2 mặt như vậy.
Áp dụng với trong lĩnh vực của chúng ta. Những người tư vấn, huấn luyện viên, những người bán kiến thức, kỹ năng của mình để kiếm tiền. Tôi thấy điều này cũng "ứng nghiệm"
- Bạn phải vừa là 1 người Marketing giỏi, đưa ra những lời hứa lớn, những lời chào hàng không thể cưỡng lại, nhưng cũng phải là 1 người tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Nếu chỉ có vế 1 bạn sẽ trở thành 1 kẻ lừa đảo, còn nếu chỉ có vế 2, rất khó để chúng ta làm giàu.
- Bạn vừa phải là 1 người có hiểu biết sâu, vừa phải có hiểu biết rộng, bạn không chỉ am tường về marketing, bán hàng, nhân sự, sản phẩm, tài chính... rất nhiều thứ bạn sẽ cần học hỏi và trở nên "sâu sắc" trong lĩnh vực đó để giải quyết vấn đề của mình cũng như của khách hàng
- Bạn vừa là người có bức tranh "tổng quan" nhưng cũng phải có khả năng đi vào chi tiết để chi sẻ cho những người khác, thậm chí xắn tay áo triển khai khi cần (đặc biệt là giai đoạn khởi nghiệp..
Chia sẻ khá dài hi vọng mang lại 1 vài góc nhìn hữu ích.
Anh chị có chia sẻ hay trải nghiệm gì về góc nhìn này?