Oct '23 in Khác
NGƯỜI MỚI TU TẬP THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Câu hỏi này là câu hỏi của chính em cách đây hơn 2 năm về trước. Khi chưa được tham gia khoá thiền nào và chưa nghiên cứu kinh điển thì hoàn toàn mông lung. Lúc đó em nghĩ chắc phải có cái gì đó giống như QUY TRÌNH, bước 1, bước 2 chứ. không thể nói tu là cứ nói buông xuống đi, cứ từ bỏ đi, phải nhận ra cái này, nhận ra cái kia ••• bởi vì thực tế chính em cũng nghe những lời giảng như vậy nhưng biết rõ, biết chắc chỉ là nghe thôi, sau tất cả những triết lý như vậy, khi đối diện hoàn cảnh thực tế tâm trí mình nó bị lu mờ đi tất cả, lúc ấy chỉ có đổi tượng trước mặt và một dòng chảy tâm lý bị cuốn theo hoàn cảnh mà thôi. Có vị thuyết tất cả do tác ý. Và em liên hệ tới tình huống thực tế của chính mình, từ nhỏ em có tính tin người, mọi người vì lo lắng mà thường dặn không được thật quá, và thường xuyên dặn cách đối phó người lạ, cẩn thận với trộm cướp … nhưng thực tế khi đứng trước một tình huống rất cụ thể em biết em không thể nói khác đi cái có thực. Ngày đó em nhận ra là có cái gì đó nó chi phối ngầm hành vi của con người mà không lệ thuộc vào lý trí. Trong thực tế con người hành động theo bản năng tự nhiên của mỗi người. Và giờ đọc kinh thì biết mọi động lực ngầm thúc đẩy lời nói và hành động của con người chính là sankhara tích lũy. Giải thích dài dòng như vậy chỉ để kết luận: tu tập thời nay không thể dùng lý trí, lý thuyết xuông, hay mong ước mà được. Vậy thì theo đúng hướng dẫn của Đức Phật phải bắt đầu từ đâu? Thế là công cuộc tìm kiếm quy trình của em bắt đầu
Kết luận trước là người mới thì nên đọc tam tạng kinh (lý thuyết) và đăng ký ngay một khoá thiền (thực hành), rồi sau đó từ từ nghiên cứu tiếp.
Link tam tạng kinh:
Và khi đọc tạng Kinh của Đức Phật trong Tipitaka, thì đúng là chuẩn QUY TRÌNH. Đức Phật của chúng ta hiện đại như vậy, rõ ràng rành mạch như vậy, kinh điển vẫn có ở đó, con đường vẫn hiển lộ ở đó, chẳng đâu xa mà hoàn toàn trên Internet, nhưng không đủ parami thì người ta ham thích đọc cái gì ở đâu đâu ấy.
Trong rất nhiều bài kinh Đức Phật giảng đi giảng lại quy trình này, cho rất nhiều người. Đọc kinh sẽ nhận ra là người nào chưa đủ trí để hiểu, hoặc Đức Phật cảm nhận tâm người này chưa đủ sự thuần tịnh để tiếp nhận quy trình, thì Ngài không có giảng. Nếu đủ thì Ngài sẽ giảng đúng cái quy trình này, không sai khác dù chỉ là một từ. Quy trình này được trình bày ở bài Kinh Sa-môn quả. Cụ thể người mới vào tu cần làm những gì?
Đọc kinh và kết hợp tu tập thì sau này em nhận ra một điều, mọi kỹ thuật của con đường nó là một vòng khép kín, cái này tương hỗ cái kia, từ thô thiển tới vi tế, cứ làm tốt cái này thì nó hỗ trợ cái kia. Cái kia tốt nó lại kéo cái này lên, cứ vậy thực tế không có bước nào tách rời bước nào, nói tu một cái mà đồng loạt những thứ khác được kéo theo. Mới thì tất cả đều rất thô tháo. Sau dần dần mọi thứ đều trở nên vi tế dần. Ban đầu cái gì cũng cần phải TẬP, nhưng sau dần tất cả sẽ trở thành TỰ ĐỘNG. Nhưng dù sao cũng nên nhìn theo bước, rồi thì thực tế sẽ thấy chúng tương hỗ nhau như thế nào trong từng bước tiến của chúng ta.
Sau đây là những thứ cần tập luyện nhằm mục đích chuẩn bị và hỗ trợ cho một cái tâm bớt sóng gió, sau đó sẽ hỗ trợ tốt cho thiền định và thiền minh sát. Đây được nói đúng tinh thần của Kinh Sa-môn quả.
Thứ nhất: là phải giữ giới: tiểu giới, trung giới, đại giới. Tiểu giới cho người tu bình thường. Trung giới, đại giới là người đã xuất gia sống nhờ vào vật thực bố thí. Giữ giới giúp cho định tâm, định tâm giúp thiền quán để khai mở trí tuệ. Khi trí tuệ gia tăng thì giữ giới sẽ trở nên tự động và tự nhiên. Cứ như vậy giới hỗ trợ cho định tâm, định tâm hỗ trợ cho tuệ, tuệ làm cho giới tự động trong sạch, giới tự động trong sạch thì tâm định dễ dàng, định càng sâu mức độ thể nhập vào minh sát càng tốt. Ngồi thiền quán thực tế mọi ngườ sẽ nhận thấy điều này rất thực, cứ quán một thời gian thì khi chuyển qua định mức độ vọng tưởng nhanh chóng được kiềm chế, mức tỉnh giác tốt hơn, ít hôn trầm hơn, chứ không như lúc đầu vọng tưởng đến căng thẳng luôn.
Thứ hai: hộ trì các căn. Mới đầu thì phải cố giữ cho các căn càng ít tiếp xúc càng tốt như sống viễn ly. Còn như người ở nhà thì không xem phim múa hát gì nữa. Không nghe chuyện phiếm nữa. Ít để ý vặt người khác đi. Bỏ những hương liệu làm đẹp đi. Bớt bớt trang điểm đi. Đi đường thì đừng ngó nghiêng, cứ nhìn mặt đất chừng mấy mét đủ nhìn đường là được … nhưng ở giai đoạn tu tập sau thì các căn tự động được hộ trì một cách tự nhiên mà không cần cố gắng. Ví dụ: sau khi tu thực sự người ta không còn muốn trang điểm nữa. Không muốn xem mấy thứ nhạc phim gì nữa. Không muốn ngồi lê buôn chuyện nữa một cách hết sức tự nhiên.
Thứ 3: Chánh niệm tỉnh giác trong tứ oai nghi. Đức Phật liệt kê khá kỹ những oai nghi, nhưng hiểu chung là những hành động trong đời sống, mà không phải lúc ngồi thiền. Vì sau đoạn này Đức Phật mới nói tới thiền. Khi mọi oai nghi trong sinh hoạt mà mình tập Chánh niệm tỉnh giác, biết rõ việc mình đang làm sẽ giúp tâm ít vọng tưởng, nên nó là bước đệm cho giai đoạn ngồi thiền, tâm dễ định. Nhưng sau khi tu tập thì Chánh niệm tỉnh giác sẽ được thiết lập tự nhiên. Làm gì cũng tập trung lên công việc đó. Ngươi ta không làm nhiều thứ một lúc mà chuyên chú vào từng việc một. Và việc biết hơi thở hay cảm giác nó tự động được biết mà không cần cố gắng.
Thứ tư: thực hành hạnh biết đủ. Chẳng qua chỉ là ngăn chặn mấy thứ hưởng thụ chính của loài người là ăn, mặc, ở. Học cách ăn vừa đủ, bỏ ăn chiều, không ăn vặt nữa. Bỏ cái thói quen thích ăn ngon miệng mà bất chấp sát sinh đi. Học cách ăn cái gì cũng được. Phải là người dễ nuôi. Mặc cũng vậy, đủ mặc là được, gọn gàng là được. Chỗ nằm thì sạch sẽ là được. Nhưng sau này tu tập thì cả 3 thứ này được tiết độ một cách hết sức tự nhiên. Việc ăn thì món nào cũng như món nào, không còn khái niệm đánh giá ngon dở nữa, cứ cái gì được bày trước mặt là ăn. Tu rồi không ăn no được nữa. Tâm nó sẽ báo cảm giác mệt của ăn no nên người tu đúng thực tế không mấy khi ăn no, nhưng kỳ lạ là cũng không xuất hiện cảm giác đói. Đến giờ thì đi ăn, người ta được giải thoát khỏi cái đói, cái thèm thuồng chuyện ăn uống. Giờ ngủ thì đâu cũng như nhau. Cứ có chỗ nằm xuống là ngủ được hết. Và cũng là cái kỳ lạ nữa, người tu đúng đến một thời điểm cũng không xuất hiện buồn ngủ nữa, đến giờ ngủ thì đi ngủ, không buồn ngủ nhưng nằm xuống sẽ ngủ bằng tác ý. Mặc thì không còn e ngại người này người kia nhìn nữa.
Như vậy, theo kinh Rõ ràng là phải luyện tập những cái kia rồi mới bắt đầu chuẩn bị cho một tiến trình tu thiền:
“Vị ấy, với giới uẩn cao quý này, với sự hộ trì các căn cao quý này, với chánh niệm tỉnh giác cao quý này, với hạnh biết đủ cao quý này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm xung quanh miệng” - Kinh sa môn quả.
Đức Phật hướng dẫn rất kỹ lựa chọn chỗ ngồi thiền và tư thế ngồi thiền. Cho nên hướng dẫn nào nói chỉ cần thiền trong tứ oai nghi là hoàn toàn không chính xác theo Kinh. Không có khái niệm thiền trong tứ oai nghi, mà chính xác Đức Phật khái niệm là “Chánh niệm tỉnh giác” trong tứ oai nghi, chỉ là trạng thái biết rõ việc mình đang làm. Đọc kinh Đại Bát Niết Bàn trước khi Đức Phật nhập Nibbana cũng dặn lại nhiều lần điều này, Đức Phật còn đặt câu hỏi: “Thế nào là Chánh niệm tỉnh giác”. Và lời giải thích của ngài là biết rõ việc mình đang làm trong các oai nghi.
Và có một điều khá thú vị là trong mọi bài kinh cứ khi nào Đức Phật thuyết cho ai đó một quy trình tu tập hoàn chỉnh như trong kinh Sa-môn quả thì trước khi đi vào phần quy trình, Đức Phật đểu bắt đầu bằng câu “nay ở đời, Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán ••• Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí thế giới này với thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên Nhơn, lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.”
Điều này cho thấy những điều sau đó Ngài thuyết là do chính ngài tự chứng và chỉ có sau khi một vị Phật ra đời. Trước khi có một vị Phật ra đời thì quy trình này sẽ không bao giờ có được ở những vị đạo sư khác.
Như vậy sau khi tu tập những thứ cơ bản nêu trên để chuẩn bị cho việc tu tập thiền định và thiền quán, bắt đầu từ thô thiển tới vi tế, trước hết sẽ phải diệt trừ 5 triền cái trước đã rồi mới tiến đến được 4 tầng thiền, rồi nhờ được định tâm để thiền quán, thiền quán để đạt được tam minh lục thông, và cái cao tột của tu tập là lậu tận trí.
Đọc kinh ta hiểu nếu chỉ Chánh niệm tỉnh giác trong tứ oai nghi mà không tu tập thiền thì vĩnh viễn không bao giờ có được tứ thiền, không có tứ thiền Vĩnh viễn không thể quán tới mức đạt lậu tận trí được. nếu tu tới Chánh niệm tỉnh giác trong tứ oai nghi tách rời thì chỉ đạt được ở mức độ thô. Còn kết quả của tu tập minh sát sẽ đưa tâm tới trạng thái Chánh niệm tỉnh giác hoàn toàn tự nhiên trên tứ niệm xứ mà không cần nỗ lực cố gắng.
Nếu nói một cách dân dã thì ta nói:
1. Con đường này là tu tập những gì? Là giới, định, tuệ
2. Cụ thể chi tiết hơn của giới định tuệ thì được hiểu như nào? Là 8 thánh đạo.
3. Chi tiết hơn nữa có được không? Được, là 37 phẩm trợ đạo.
4. Vậy phương pháp để đi được trên con đường này là gì? Là Tứ niệm xứ.
2
0 comments
Hung Pham
7
NGƯỜI MỚI TU TẬP THÌ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
The New Rich (Premium)
skool.com/conduongbotngu
The New Rich Premium cộng đồng chuyển đổi khán giả thành khách hàng High-Ticket Product, Paid Community (membership), Group Coaching , Coaching 1:1
Leaderboard (30-day)
powered by