[F+SC - Friend With Supply Chain] Tại sao làm quản lý chuỗi cung ứng cần phải "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý"?
Nếu như mọi người đang hình dung một bạn sinh viên học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng sau khi ra trường chỉ cần hiểu về quy trình xuất nhập khẩu, vận tải, Incoterms, hiệp định thương mại, hợp đồng, chứng từ vân vân và mây mây là đã đủ để chiến đấu trong lĩnh vực này thì có lẽ mọi người đã có hơi thiếu sót. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngày nay cần nhiều hơn thế. 1. SCM-er cần phải có kiến thức về sales/marketing? Trở về khái niệm chuỗi cung ứng, để dễ hiểu thì nó là một chuỗi kéo dài từ đầu thu mua nguyên vật liệu sản xuất đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối. Vậy bạn sẽ quản lý kênh phân phối ra sao nếu không biết về sales/marketing, đặc biệt là mảng trade marketing. Với những kiến thức này, bạn sẽ có cái nhìn "Đâu là kênh bán hàng chủ đạo của công ty? Onsite hay Offsite? Kênh GT, MT hay Horeca?, v.v.", qua đó, bạn có thể hoạch định nhu cầu và hoạch định tồn kho sao cho phù hợp với từng kênh. Và ví dụ như khi bộ phận marketing có campaign push sales, bạn cần phải biết là họ sẽ push sales cho những products/SKUs nào để làm demand/production/inventory/supply planning cho thích hợp. 2. SCM-er cần biết về tài chính/kế toán? Sử dụng một công thức cơ bản mà ai cũng đã từng học trong môn kinh tế vi mô: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Trong một chuỗi cung ứng, khi sales và marketing có nhiệm vụ đem về doanh thu thì bộ phận chuỗi cung ứng phải làm sao cho chi phí được tối ưu hết sức có thể (lưu ý là chi phí TỐI ƯU chứ không phải THẤP NHẤT). Và để tối ưu chi phí, bạn sẽ phải đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh, qua đó, bạn sẽ thấy được chi phí nào đang quá cao để đưa ra những giải pháp khắc phục. Phần này thì mọi người có thể tìm hiểu các sách về kế toán quản trị (managerial accounting). 3. SCM-er cần biết về sản xuất? Đương nhiên. Theo mình, cho dù bạn có làm ở công ty dịch vụ logistics hay công ty sản xuất tại các bộ phận xuất nhập khẩu, thu mua hay chăm sóc khách hàng thì cũng đều cần phải có một ít kiến thức về sản xuất. Bạn không cần phải biết quá chuyên sâu, nhưng cũng phải đủ để hiểu công ty có những dây chuyền sản xuất nào, công nghệ được sử dụng là gì, công suất của nhà máy là bao nhiêu, v.v. để phòng trường hợp khách hàng yêu cầu thông tin hoặc nhằm hoạch định thu mua chính xác hơn.