Điểm 10 Văn đầu tiên
Cô Phượng – cô giáo dạy Văn cấp ba của tôi – là một người rất thích bình văn. Ngoài những tác phẩm trong sách giáo khoa cô cũng hay khuyến khích học sinh của mình thử bình những tác phẩm bên ngoài vì văn học chính là thứ phản ánh cuộc sống một cách sâu sắc và chân thực nhất. Nhiều khi những bộ phim, những video không thể khiến chúng ta cảm nhận được bằng những dòng chữ trôi qua mắt và gim thẳng vào não của chúng ta và đến tận bây giờ trên thực tế nhiều người cũng đã công nhận rằng: đọc truyện vẫn là một trải nghiệm tốt hơn là xem phim chuyển thể.
Vì quan điểm rất rõ ràng và xuyên suốt như vậy, cô Phượng thi thoảng cắt tiết học của lớp, dành ra khoảng từ 15 đến 20 phút ra đề bài cho học sinh, và lần này là đề bài: Em hãy bình luận một tác phẩm bên ngoài sách giáo khoa mà em ấn tượng nhất về tình yêu?
Chắc hẳn đọc đề bài chúng ta nghĩ ngay đến những tác phẩm kinh điển của W.Shakespeare như Romeo và Juliet? Hay như những tác phẩm văn học cổ điển như Ngưu Lang – Chức Nữ? Hay là trái ngang một chút như tác phẩm Tây Du Ký đoạn Tây Vương Nữ Quốc hoặc xác thịt hơn, loạn luân hơn là Trăm Năm Cô Đơn? Lần này tôi chọn tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp, tôi quá ấn tượng với khả năng chờ đợi của nhân vật chính Dương Quá với người yêu của mình là Tiểu Long Nữ, anh ta chờ tận 16 năm trong với niềm hy vọng mong manh rằng Tiểu Long Nữ sẽ quay lại. Tại sao tôi nói là hy vọng mong manh? Đó là vì con số 16 năm đó là con số dối trá do một nhân vật phụ khác nói dối để nhân vật chính tiếp tục có động lực sống.
Tôi lên bục giảng. Cầm phấn viết lên bảng số 16 và hỏi:”Chúng ta năm nay đều 17 và 18 tuổi, nhưng nếu người yêu của chúng ta hẹn chúng ta 16 năm sau mới đoàn tụ thì chúng ta có dám chờ đợi không?”.
Mọi người ở dưới lớp đang ngồi liên hệ bản thân, không ai dám trả lời. Cô Phượng nói:”Cô không chờ được, ở thế hệ như của cô thì khi 18 tuổi mà phải đợi hẳn thêm 16 năm nữa, tức là 34 tuổi, chờ đến lúc đấy thì thành bà cô mất. Chắc chắn cô không chờ!”
Tôi nói:”Cảm ơn cô. Đây là ý kiến của một người phụ nữ. Tôi cần ý kiến của một bạn nam!”
Sơn Trần – một người bạn thân của tôi hồi đó – nói:”Tôi rất muốn nói là tôi sẽ chờ, nhưng trong 16 năm đấy, ngộ nhỡ tôi có kèo khác ngon hơn thì sao? Tôi thấy mình không đủ khả năng chờ!”
Tôi trả lời cả lớp:”Tôi sẽ không hỏi thêm ai nữa. Vì ở độ tuổi của chúng ta thường sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi như vậy. Tôi nghĩ vậy chứ không có con số nào thống kê hết.”
Tôi quay xuống nhìn cả lớp và nói tiếp:”Vậy mà nhân vật chính trong truyện Thần Điêu Đại Hiệp sẵn sàng chờ đợi người yêu mình 16 năm. Chỉ dựa vào mấy chữ được khắc ở vách núi hẹn 16 năm, lần gặp cuối cùng cũng chẳng được gặp. Chỉ sống nhờ vào hy vọng mong manh đó.”
Tôi nói tiếp:”Thời bây giờ của chúng ta, tỏ tình nhau bằng yahoo, và chia tay nhau cũng bằng yahoo. Ít ra cũng biết nhau ở đâu để có thể thề non hẹn biển. Nhưng bối cảnh trong truyện thì không thậm chí một mảnh thư cũng chẳng viết được. Vậy mà họ vẫn có niềm tin vào nhau để giữ vững được tình yêu chung thủy đó. Tình yêu này, tôi nghĩ rằng xứng đáng được ca ngợi, cũng đáng để chúng ta phải học tập, à, tất nhiên tôi không khuyên khác bạn phải ở giá và chầy cối đợi đến tận 16 năm như nhân vật trong truyện, mà cái chúng ta học tập chính là cái tinh thần kiên nhẫn, chờ đợi, thủy chung dù là hy vọng mong manh nhất.”
Tôi ngồi vào ghế của cô giáo và tiếp tục nói:”Chỉ có 15 phút, tôi cũng không thể phân tích hết 1 tác phẩm đồ sộ của nhà văn Kim Dung được, nhưng tôi có thể nhặt được ra một tình tiết tôi cho rằng rất thú vị đáng để chúng ta đọc và cảm nhận, ngoài sự hy vọng có thể cứu vãn được tình yêu, thì sự hy vọng còn có thể cứu vãn được nhiều thứ khác trong cuộc đời chúng ta.”
Tôi nhìn vào Đức – một ông bạn cùng lớp, ông bạn này hồi đó học hơi kém nhưng giờ là một đại gia ngành nội thất – và nói:”Đức! Ông không nên thất vọng vì bản thân quá, chúng ta ai cũng có những điểm mạnh riêng, tôi tin rằng khi tất cả chúng ta tốt nghiệp rời khỏi ngôi trường này, ai cũng sẽ thành công theo cách riêng của mình, đừng để vì mấy điểm số trong trường làm ông mất đi hy vọng.”
Tôi nhìn xuống chỗ cô Phượng ngồi và nói:”Em đã xong ạ!”. Cả lớp im lặng nhìn nhau, và nhìn tôi rồi lại nhìn cô giáo. Cô vẫy tay nói:”Em về chỗ đi!”
Cô lên lại ở chỗ bàn của giáo viên, gập lại sách vở, giáo án. Cô nói:”Chúng ta hết giờ rồi, hôm nay nghỉ sớm khoảng 2 phút. Còn về phần em Tú – mặc dù cô không thấy thuyết phục lắm vì cô chưa đọc tác phẩm đó, nhưng cô vẫn cho em 10 điểm. Ít ra em cũng làm cho cô hiểu được tại sao em thích chi tiết trong tiểu thuyết đó.”
Vậy đấy, đó là điểm 10 văn đầu tiên của tôi thông qua dạng bình giảng diễn thuyết. Điều không phải ai cũng biết thì đó chính là lần đầu tiên trong 12 năm học tôi đứng trước một đám đông nói chuyện về điều mà mình yêu thích.
6
0 comments
Tu Kieu Trong
6
Điểm 10 Văn đầu tiên
The New Rich (Free)
skool.com/thenewrich
The New Rich, cộng đồng phát triển công việc kinh doanh giúp bạn đạt được Hạnh Phúc - Thịnh Vượng - Tự Do thông qua đòn bẩy Social Media.
Leaderboard (30-day)
powered by