"Don't start the day until you have it finished."
"Don't start the day until you have it finished."
Một trong những câu nói của Jim Rohn đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mình
Việc lên kế hoạch chắc hẳn bạn cũng đã từng lắng nghe, đón đọc qua một vài cuốn sách.
Nhưng, hôm nay, với một casestudy đã từng lên kế hoạch năm trong suốt 5 năm vừa qua, mình muốn chia sẻ cùng bạn câu chuyện cá nhân và một vài chìa khoá đáng lưu ý.
1. Luôn bắt đầu bằng những ưu tiên.
Hãy hình dung là bạn có một chiếc lọ thủy tinh (thời gian của bạn) và nhiệm vụ của bạn là phải nhét tối đa những viên đá (các đầu việc cần thực hiện) vào lọ. Có những viên đá to tượng trưng cho việc quan trọng, viên đá nhỏ tượng trưng cho việc kém quan trọng hơn (những tác vụ nhỏ).
Nếu bạn nhét những viên đá nhỏ vào trước, bạn sẽ không thể nhét hết những viên đá to vào.
Nhưng nếu bạn nhét những viên đá to vào trước, giữa những viên đá to đó sẽ có những khoảng trống, và bạn có thể đổ những viên đá nhỏ của mình vào.
Và bạn sẽ xếp được nhiều hơn.
Đó là câu chuyện mình học được của Stephen Covey, tác giả cuốn "Bảy thói quen hiệu quả".
Tất cả chúng ta đều có một quỹ thời gian như nhau, 24 giờ mỗi ngày.
Điều vô lý ở đây là, chúng ta đều mong muốn tất cả những thứ ta muốn làm nó cùng một thời điểm.
Đó có thể là một phần của lý do vì sao, chúng ta rất chăm chỉ, rất bận rộn, làm nhiều việc nhưng không hiệu quả và chưa thành công.
Nếu săn hai con thỏ cùng một lúc, thì bạn sẽ chẳng bắt được con nào cả.
Hãy luôn lựa chọn những công việc ưu tiên để đặt để vào kế hoạch.
2. Viết xuống những tiêu chuẩn không đàm phán
Viết ra giấy những kết quả chính mà bạn muốn đạt được mỗi ngày.
Chú ý rằng mình đã không dùng từ “mục tiêu”.
Trong văn hóa của chúng mình, một mục tiêu đồng nghĩa với một điều ước.
“Ước gì lợi nhuận của mình cao hơn 10.000$/tháng. Ồ, mình sẽ đặt nó làm mục tiêu mới của mình”.
Chúng ta không cần phải giỏi hơn trong việc đặt mục tiêu, chúng ta cần cải thiện việc đặt ra các tiêu chuẩn không thể thương lượng.
Việc viết đi viết lại những kết quả quan trọng nhất của bạn (những mục đích lớn, chứ không phải danh sách những điều “Cần Làm”) buộc bạn phải tập trung vào những điều quan trọng nhất cần được thực hiện và hoàn thành.
3. Chịu trách nhiệm với ai đó về những kế hoạch, cam kết và kết quả của bạn.
Đây là sự thật: Bộ não của chúng ta đơn giản là quá mạnh mẽ trong việc bào chữa và tạo ra những lời biện giải phức tạp cho lý do tại sao chúng ta không làm xong những việc quan trọng hoặc không hoàn thành một nhiệm vụ nào đó.
Chúng ta hứa hẹn với chính mình, nhưng chúng ta cũng thất hứa với một tần suất đáng báo động.
Vì một lý do nào đó, những lời hứa với chính bản thân chúng ta không thiêng liêng bằng những lời hứa chúng ta dành cho người khác.
Có một đối tác để chịu trách nhiệm, người khiến bạn phải chịu trách nhiệm các cam kết của chính bạn, là một phần quan trọng để tiến bộ bền vững và thành công.
Một người sẽ cho bạn biết sự thật; một người sẽ không chấp nhận những lý do rẻ tiền biện minh cho việc tại sao bạn đi sai hướng, tại sao bạn không hoàn thành công việc; một người dám nói "Không" với bạn.
Điều cần ghi nhớ: Bạn càng lên cao hoặc bạn càng muốn trở nên giỏi hơn, bạn sẽ càng cần có ai đó trong cuộc sống của mình, một người khiến bạn phải chịu trách nhiệm, người sẽ nói với bạn sự thật.
Đương nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn sẽ còn rất nhiều những rào cản khác, nhưng, hãy nhớ rằng: "Most people plan to fail, they fail to plan".
Và nếu như bạn mong muốn mình có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn Toàn Bộ Bản Kế Hoạch Kinh Doanh kết thúc 2024 trọn vẹn…
Tất cả sẽ được bật mí trong chương trình chia sẻ 14h00 chiều thứ 5 tuần này “Planning For Success”
👉 Đăng ký tham gia & nhận quà ngay tại đây!
29
9 comments
Thao Tran
8
"Don't start the day until you have it finished."
The New Rich (Free)
skool.com/thenewrich
The New Rich, cộng đồng phát triển công việc kinh doanh giúp bạn đạt được Hạnh Phúc - Thịnh Vượng - Tự Do thông qua đòn bẩy Social Media.
Leaderboard (30-day)
powered by