BẮT BỆNH TÀI CHÍNH - KHOẺ MẠNH HAY ỐM YẾU.
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng số 1 quan trọng không kém quản lý thời gian.
Mình định viết hai chủ đề đã đề cập ở bài viết trước: Tại sao Tài chính cá nhân của bạn đang thất bại và bạn không hề hay biết điều này? , nhưng thiết nghĩ nó vẫn chỉ là lý thuyết.
Nay viết chủ đề "hành động" giúp bạn đánh giá xem cấu trúc tài sản và nguồn vốn của mình như nào? Sau đó quay trở lại phân tích từng trường hợp.
(Bài viết hơi dài. Ngôn từ hơi kế toán ^^)
==========
Nhắc lại nội dung quan trọng ở bài viết cũ:
Đặc tính của Bảng cân đối tài chính là Tài sản luôn luôn cân bằng với nguồn vốn, nguồn vốn có thể bao gồm tiền vay hoặc tiền của bản thân.
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
TÀI SẢN trả lời cho câu hỏi BẠN SỞ HỮU TÀI SẢN GÌ?
NGUỒN VỐN trả lời cho câu hỏi TIỀN TỪ ĐÂU RA MUA NHỮNG TÀI SẢN BẠN CÓ?
==========
Dưới đây là các bước để bắt đầu phân tích cấu trúc bảng tài chính của mình TẠI MỘT THỜI ĐIỂM. Lưu ý bảng này có tính thời điểm nhé.
👉 Bước 1: Liệt kê toàn bộ tài sản bạn có, xác định Nguyên giá và Định giá tại thời điểm đánh giá.
- Nguyên giá là toàn bộ số tiền bạn đã trả, phải trả và có trách nhiệm phải trả.
- Định giá là giá trị hiện tại định giá theo thị trường
Ví dụ ngày 05/10/2024 bạn bắt đầu đánh giá cấu trúc Tài sản và Nguồn vốn của mình.
- Bạn có một căn nhà:
- Giá trị trên hợp đồng là 7 tỉ (thường con số thấp hơn số thực để nộp thuế ít)
- Số bạn đã trả: 3 tỉ
- Số ngân hàng trả cho bạn: 5 tỉ
- Ở thời điểm hiện tại, giả sử bạn phải bán ngôi nhà ngay lập tức và có thể bán ngay với giá 10 tỉ.
⇒ Nguyên giá của ngôi nhà là : 8 tỉ. Định giá: 10 tỉ.
👉 Bước 2: Sau khi lập xong toàn bộ phần Tài sản trên, tính tổng Nguyên giá (X) và tổng Định giá (A)
👉 Bước 3: Liệt kê toàn bộ Nguồn vốn bên ngoài (hay dễ hiểu là Tổng nợ), xác định Nguyên giá và Định giá tại thời điểm đánh giá.
Ví dụ:
- Họ hàng gửi 500 triệu để đầu tư. Thoả thuận là 15%. Tức là cứ đến đúng hạn thì đưa cho người họ hàng đó 500 triệu tiền vốn + 15% * 500 triệu = 75 triệu.
Thực tế tại thời điểm đánh giá: tổng khoản đó trị giá 550 triệu.
Ghi nguyên giá: 500 triệu. Định giá 550 triệu.
- Hay trong ví dụ nhà ở trên. Ghi Vay thế chấp Nguyên giá là số tiền còn nợ. Ví dụ vay 5 tỉ nhưng đã trả được 1 tỉ thì ghi Nguyên giá 4 tỉ. Định giá tính toàn bộ số tiền phải trả tại thời điểm đánh giá. Nó có thể bao gồm: Gốc + lãi + chi phí trả trước hạn.
👉 Bước 4: Sau khi lập xong toàn bộ phần Tổng nợ trên, tính tổng Nguyên giá và tổng Định giá (B)
- Nguyên giá là số tiền nợ đã nhận về
- Định giá là toàn bộ số tiền phải trả tại thời điểm định giá.
👉 Bước 5: Tính Tổng Nguồn vốn sở hữu
NGUỒN VỐN SỞ HỮU = A - B
Nguồn vốn sở hữu hiểu đơn giản là tiền túi của bạn. (Có Bảng tài chính sẽ ghi là TÀI SẢN RÒNG)
👉 Bước 6: Tính Tỷ trọng Tổng nợ/Tài sản.
TỔNG NỢ/TÀI SẢN = B/A
⇒ Có bao nhiêu tài sản được hình thành bởi NỢ
Từ đây là bắt đầu đánh giá được cấu trúc Tài sản và Nguồn vốn hiện tại.
==========
🚫 Sai lầm thường gặp:
1. Không xác định đúng Nguyên giá hoặc Định giá
2. Không phân biệt và tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty
3. Liệt kê tài sản sai. Chỉ liệt kê những tài sản có quyền sở hữu hoặc định đoạt và có thể chuyển nhượng được.
Ví dụ: nhà được tặng nhưng chưa sang tên ⇒ không có quyền sở hữu
4. Không có kế hoạch đánh giá lại hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
🎁 Bài viết tiếp theo: Các mô hình Tài sản - Nguồn vốn; Đánh giá từng mô hình.
Mọi điều chưa rõ để dưới bình luận hoặc inbox Linh để trao đổi nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài.
17
5 comments
Linh Hua Thi Thuy
7
BẮT BỆNH TÀI CHÍNH - KHOẺ MẠNH HAY ỐM YẾU.
The New Rich (Free)
skool.com/thenewrich
The New Rich, cộng đồng phát triển công việc kinh doanh giúp bạn đạt được Hạnh Phúc - Thịnh Vượng - Tự Do thông qua đòn bẩy Social Media.
Leaderboard (30-day)
powered by