Hầu hết các nhà thuốc đều có một lượng danh sách khách hàng rất lớn, có thể lên đến vài nghìn, thậm chí cả vài chục nghìn khách hàng. Nhưng lượng khách hàng này, lại không được quan tâm, cũng như không được chăm sóc đúng cách, nên họ ít quay lại cửa hàng, thậm chí là bỏ đi không quay lại luôn.
Nên trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn, cách bạn đào “mỏ vàng” ấy lên như thế nào, để doanh số cửa hàng của bạn tăng vùn vụt.
Với dược sĩ, khái niệm chăm sóc khách hàng nó vô cùng xa vời, thậm chí nhiều chị em còn không biết đến từ đó nó là gì, bởi trong tư duy và suy nghĩ của của nhiều chị em, khách hàng sẽ phải tự tìm đến nhà thuốc, thay vì mình phải chủ động tìm kiếm, nuôi dưỡng, thu hút khách hàng về với mình.
Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, sự phát triển của các hệ thống lớn, đã dần lấy đi thị trường, của các nhà thuốc truyền thống. Bên cạnh đó, hành vi mua hàng online đã dần trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi hơn cho người dùng. Do vậy, khách hàng ít có xu thế ra cửa hàng mua hàng hơn, trừ những mặt hàng là “thu.ố.c”, hoặc những người già họ khó thao tác tên mạng internet.
Nên bước đầu tiên là Dược sĩ cần phải thay đổi cái tư duy, Từ không phải chăm sóc khách hàng, sang phải chăm sóc khách hàng,
Từ không phải quan tâm, sang việc quan tâm khách hàng của mình,
Từ không lưu trữ thông tin khách hàng, sang lưu trữ đầy đủ thông tin khách hàng. Chỉ khi thay đổi được tư duy, thay đổi suy nghĩ, thì hành động sẽ thay đổi, kết quả mới thay đổi được. Lúc này hoạt động chăm sóc khách hàng, sẽ là một hoạt động chính, trong hoạt động kinh doanh của bạn.
Giờ thì làm sao có thể khai thác được “mỏ vàng” của bạn đây?
Bước đầu tiên; hãy lưu tất cả danh sách khách hàng bạn có ra một file, nếu như nó vẫn nằm trong phần mềm, thì xuất toàn bộ ra file Excel, lúc này bạn xóa toàn bộ các cột không liên quan, giữ lại một vài cột; tên tuổi, số điện thoại, sản phẩm họ mua, ngày tháng, số tiền.
Bước số 2; sắp xếp khách hàng theo thứ tự ngày tháng, từ cũ, đến mới, hoặc ngược lại, để bạn biết đường chăm sóc, bởi đây là bước có thể tra lại lịch sử mua hàng, cũng như thấy được số lần lập lại mua hàng, của khách hàng.
Bước 3; thiết lập một chương trình chăm sóc, nếu như bạn chưa bao giờ chăm sóc khách hàng của mình trước đây, thì ở bước này, bạn cần phải thiết lập một chương trình, có thể là quà tặng, có thể là khuyến mãi, hay một chương trình gì đó, đủ hấp dẫn để thu hút khách hàng của bạn, quay trở lại cửa hàng.
Bởi vì, nếu như bạn rất lâu rồi mới gọi điện chăm sóc họ, thì họ sẽ không nghe, hoặc nghe nhưng mà không vui vẻ, thậm chí họ còn có ác cảm với việc bạn chăm sóc họ. Nên là, hãy thiết kế một chương trình quà tặng, để kích thích việc quan tâm, cũng như là kích thích họ ra cửa hàng của bạn để nhận quà.
Chú ý. nếu số lượng khách hàng của bạn lớn, mà bạn lại chưa có zalo của bạn, thì hãy nên sử dụng công cụ kết bạn zalo hàng loạt (Cái này gõ google là ra) để rút ngắn thời gian thao tác, sau đó thiết lập các nhóm tag để quản lý khách hàng rồi tiến hành chăm sóc theo từng nhóm sẽ hiệu quả hơn cho bạn.
Bước 4; đo lường và phân loại khách hàng, bước này giúp cho bạn kiểm soát được hoạt động chăm sóc khách hàng, có hiệu quả hay không, từ đó có thể tối ưu, hoặc đưa ra các phương án khác hiệu quả hơn. Ngoài ra nhờ hoạt động đo lường này, chúng ta có thể phân loại khách hàng theo các cấp độ chi tiền, để có thể lọc ra được những thành viên VIP, đây là đối tượng mà một cửa hàng cần hướng đến và nhân rông.
Trong bước này, phải chú ý tới lượng khách hàng mới mua trở lại đây, có số lần mua lặp lại nhiều lần, bởi đây là lượng khách thân quen của bạn, do vậy bạn cần phải chú ý để có chế độ chăm sóc tốt hơn, nâng dần lên là khách hàng VIP.
Bước 5; thiết lập chương trình khách hàng thành viên, để dẫn dắt khách hàng, tham gia vào chơi do bạn thiết kế ra trong đó. Chương trình khách hàng thành viên, phải đáp ứng được các quyền lợi lớn, mà khách hàng khó có thể nhận được ở những nơi khác. Khi tham gia, chương trình, thành viên có thể nhận được các giá trị là quà tặng vật lý, có thể là các giá trị từ món quà thông tin, nhưng nó phải đủ lớn và khác biệt.
Bước 6; tách riêng khách hàng cao cấp, đây là nhóm khách hàng có khả năng chi tiêu cao, do vậy bạn cần phải có chế độ riêng biệt, có phương án giữ họ lại (Bằng việc cung cấp cho họ nhiều giá trị hơn, ví dụ như tổ chức một câu lạc bộ chăm sóc da, chăm sóc sức khỏe, ăn uống lành mạnh, quản trị vóc dáng….). Với nhóm khách hàng này, nếu bạn xây dựng được độ thân tình và tin cậy cao, bạn có thể tìm thêm các vấn đề khác của họ, để có thể giúp đỡ được họ nhiều hơn (Với học viên của tôi, họ đã giới thiệu các khách hàng cho nhau, để họ giúp nhau hoặc bán hàng cho nhau, đây là cách bạn gia tăng giá trị cho khách hàng của mình rất hay).
Đây là đối tượng giống như những con ngỗng đẻ trứng vàng, nó sẽ giúp hoạt động cửa hàng của bạn gia tăng về tài chính rất nhanh, nên bạn phải xác định là dành nhiều thời gian, công sức để chăm sóc nhóm khách hàng này.
Bước cuối cùng; khi bạn có được những thành viên VIP sau khi thực hiện bước 6, bạn cần phải nhanh chóng nhân bản số lượng thành viên nhóm này lên càng nhiều càng tốt, tuy nhiên phải phân bổ thời gian, mục tiêu theo từng giai đoạn rõ ràng, thì bạn mới hoàn thành được nó. Cách thức nhân bản dễ nhất là bạn thân với họ, rồi nhờ họ giới thiệu cho bạn một vài người bạn xung quanh họ, như vậy khả năng khách hàng tiềm năng đó mua hàng sẽ cao hơn người bình thường, và đúng đối tượng khách hàng VIP mà bạn muốn tìm.
Đây là những bài học tập huyết mà tôi đã đúc kết ra trong thời gian qua, nó đang giúp nhiều nhà thuốc có được sự tăng trưởng, tôi tin nếu ap dụng các bước này vào công việc hiện tại của mình, thì ít nhiều sẽ có những thay đổi cho cửa hàng của bạn đấy.