90% người dân mua thuốc không có đơn của bác sĩ, 44% trong số này bị kháng kháng sinh.
Đọc còn số này bạn có ấn tượng gì không?
Nếu là người bình thường không thấy ấn tượng, thì bạn chưa quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của mình, chưa quan tâm đến việc dùng thuốc của mình và gia đình.
Còn nếu bạn là những người trong ngành y tế, thì bạn có thấy mình có trách nhiệm gì ở trong này hay không?
Có một sự thật là, gần như 100% nhà thuốc đang bán hàng không có đơn thuốc mà vẫn bán, bởi một lý do "Nếu không bán thì sẽ bị mất khách ngay". Còn người dân mua thuốc thì có người biết, có người không, nhưng dù có biết mua thuốc điều trị phải theo đơn, họ cũng không mấy quan tâm, chỉ vì muốn giải thoát cơn đau ốm sao cho nhanh gọn.
Vậy là người bán biết sai luật vẫn làm, còn người mua đạt được mục tiêu là nhanh gọn. Giống như cảnh sát giao thông xử lý vi phạm nhanh gọn ở các góc phố hay đầu đường vậy.
Không hẳn nguyên nhân do việc bán hàng không có đơn thuốc của bác sĩ, gây ra toàn bộ vấn đề kháng kháng sinh, mà nó còn đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nữa, như cơ chế tự miễn tự nhiên của vị khuẩn, virut, phác đồ điều trị của bác sĩ, rồi cách dùng không theo hướng dẫn của người bệnh.
Nhưng trong các nguyên nhân đó, thì nguyên nhân bán tràn lan, khiến người dùng bừa bãi thuốc kháng sinh, là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng này.
Một thực tế là có đến hơn 80% các nhà thuốc, quầy thuốc có người làm chuyên môn có bằng cấp nhà trung cấp, cao đẳng, chỉ có khoảng gần 20% là bậc đại học. Điều này cho thấy rằng, khả năng để hiểu sâu về cơ chế bệnh sinh, giống như các bác sĩ là rất hạn chế, để có thể điều trị bệnh được người bệnh, nên việc điều trị thường là theo kinh nghiệm truyền tai hoặc là theo cách tư duy riêng.
Từ đó mà dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm một cách vô độ, bất chấp hậu quả đằng sau là gì của không ít dược sĩ, miễn là khách hàng uống vào thấy nhanh đỡ là được. Điều này trong ngành chị em thường gọi là "Liều nặng", còn khách hàng thì gọi là "điều trị mát tay" hay "điều trị nhạy".
Dành cho những ai chưa biết về kháng khánh sinh là gì, thì "Việc lạm dụng kháng sinh làm xuất hiện nhiều lại vi khuẩn kháng đa thuôc, điều này dẫn đến nguy cơ tử vong cao ngay cả với những bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng đơn giản. Kháng kháng sinh làm tăng chi phí, thời gian điều trị, là một gánh nặng đáng lo ngại đối với gia đình và hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe."
Vậy giải pháp ở đây là gì?
Nam nghĩ rằng, việc quản lý Nhà nước là điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần bàn đến ở đây. Thực sự ở nước ta, điều này còn quá lỏng lẻo, mặc dù năm nào cũng có xử phạt, nhưng chỉ mang tính hình thức so với những gì diễn ra ở ngoài kia. Cơ bản là các quan cũng phải nuôi gia đình, phải đi thăm sếp, rồi phải lo ngoi lên vị trí này kia, thậm trí còn phải nuôi cả em út nữa, thì làm sao mạnh tay được, khi đã nhận đã nhận phòng bì.
Rồi sự quản lý lỏng lẻo trong các phòng khám, dẫn đến việc các phòng khám không có giấy phép bán thuốc vẫn có thể bán chui, điều này làm cho các nhà thuốc lo ngại, mình sẽ mất khách hàng khi khuyên bệnh nhân đi khám. Chính thế mà họ bất chấp việc vì phạm để giữ được khách hàng cho mình, trừ khi quá nặng rồi không làm được gì nữa mới cho bệnh nhân đi khám.
Nên chính quyền cần có những biện pháp mạnh hơn nữa, để có thể thắt chặt vấn đề pháp lý này, tạo ra sự an toàn cho người bệnh và công bằng về chức năng, nhiệm vụ, cũng như công bằng trong hoạt động kinh doanh.
Giải pháp tiếp theo là cần phải thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy của các dược sĩ, các nhà thuốc. Đây là một việc thực sự khó khăn, nó là một tư duy lối mòn rất nhiều năm qua, vì lòng tham, vì miếng cơm manh áo, cũng vì không có ai lên án mạnh mẽ việc này, nên nó vẫn hiện hữu và coi như đó là một việc bình thường, nếu có không may bị phạt, thì cũng chẳng đáng là bao so với những gì mà họ kiếm được.
Đây là vẫn đề nằm trong đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ, nên chỉ có từng người phải nhận ra vấn đề, nhận ra vài trò quan trọng của mình, để tự tư duy, tự thay đổi, thì mới có thể cải thiện tình hình, còn chỉ là sự tác động của pháp lý một chiều, không thể nào triệt để, khi mà đạo đức của con người ta xuống cấp.
Để thay đổi được thói quen này, dược sĩ thực sự phải có tầm nhìn lớn, suy nghĩ sâu xa, đặt lương tâm lên cao hơn lợi ích cá nhân, thì mới có thể làm được. Còn nếu để cơm áo gạo tiền chị phối, để tham lam giàu có chị phối, thì không bảo giờ làm được. Hãy cá biệt hơn nữa là có những chị em còn chằng để ý đến việc này, coi hành động của mình là chẳng gây ra điều gì đằng sau cả, mới nguy hiểm làm sao.
Rồi chính cái nghề tưởng chừng như cao quý - bốc thuốc cứu người, lại trở thành một cái nghiệp lớn, mang tôi với muôn người.
Nam viết điều này có thể nhiều chị em Dược sĩ không thích nghe, nhưng đây là điều mà các chị em cần phải trăn trở cho thế hệ con cháu sau này.
P/s: Hà Nội hôm nay đã lành lạnh, Nam vẫn đang tìm giải pháp giúp chị em có những hướng đi an toàn, đạo đức và nhân tâm.