Công cụ dùng trong Mixing, Mastering: Compressor !!! (P2)
Ở bài viết trước của mình đã trình bày về các thông số Threshold (ngưỡng nén), Ratio (tỉ lệ nén), Make up Gain (âm lượng bù lại) và Gain reduction (GR – âm lượng bị giảm).
Nếu ở bài trước chúng ta tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát dynamic range của compressor thì ở bài này, chúng ta cùng bàn về khả năng shape (định hình) âm thanh của công cụ này. Trước hết chúng ta cần hiểu transient và sustain của âm thanh là gì.
Một âm thanh từ khi phát ra cho tới khi tắt đi có thể được chia làm 2 phần chính, là transient (phần đầu) và sustain (phần mình).
  • Transient là phần đầu âm thanh. Thường có âm lượng lớn đột ngột và tắt đi nhanh, đồng thời chứa nhiều tần số cao nên transient giúp cho âm thanh “đập vào mặt” người nghe, nói hoa mỹ là “punchy”.
  • Sustain là phần mình của âm thanh. Phần này chứa các tiếng ngân và rền vang của nhạc cụ.
Bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông số còn lại là Attack (thời gian dây dưa từ khi được kích hoạt cho tới khi nén cực đại), Release (thời gian dây dưa từ khi bị ngắt kích hoạt cho tới khi ngưng nén hoàn toàn), Knee
  1. Attack:
Mình tạm dịch attack là “thời gian dây dưa từ khi được kích hoạt cho tới khi nén cực đại”. Mọi người đã biết compressor được kích hoạt khi có một âm thanh lớn vượt ngưỡng threshold đi qua nó. Tuy nhiên compressor không sật 1 phát nén ngay với lực cực đại. Lực nén sẽ tăng dần từ 0 cho tới giá trị cực đại trong một khoảng thời gian được quy định bởi thông số attack. Attack có đơn vị là ms.
Các compressor phần cứng như Teletronix LA-2A có giá trị attack cố định không thay đổi được nên người ta chỉ dùng nó cho một số loại tín hiệu nhất định như vocal. Các compressor phần mềm như Pro-C2 cho phép tùy chỉnh attack từ rất nhanh (0.005ms) đến chậm (250ms) nên phù hợp với nhiều loại tín hiệu âm thanh khác nhau.
2. Release:
Mình tạm dịch release là “thời gian dây dưa từ khi bị ngắt kích hoạt cho tới khi ngưng nén hoàn toàn”. Khi âm thanh hết vượt ngưỡng threshold, compressor cũng không ngừng nén ngay lập tức mà nó sẽ giảm dần độ nén cho tới khi về 0 trong một khoảng thời gian, được quy định bởi release. Giá trị của release có thể từ vài ms cho đến vài s.
3. Knee:
Như ta đã biết thì compressor sẽ nén những đỉnh âm lượng cao hơn threshold, sẽ tha chết cho các đỉnh thấp hơn. Tuy nhiên đó là chỉ khi ta để thông số knee là 0dB – còn gọi là hard knee.
Nếu để knee rộng – ví dụ 24dB (soft knee) compressor sẽ mở rộng threshold ra thành một vùng rộng 24dB. Lúc này threshold không còn là “lằn ranh” giữa không nén và nén nữa mà là một “vùng chuyển tiếp”. Vùng này có tỉ lệ nén (ratio) tăng dần từ 0% đến 100% mức ta chỉ định giúp compressor nén các đỉnh âm lượng khác nhau được mượt mà, tự nhiên hơn.
-Mẹo: Các nguồn âm có nhiều đỉnh âm lượng cao thấp khó lường (như vocal) sẽ khó đặt threshold, ta nên để knee rộng (soft knee). Các nguồn âm có các đỉnh âm lượng lớn nhỏ rạch ròi như trống có thể để knee hẹp (hard knee).
4. Side chain:
Cuối cùng nhưng không thể thiếu đó là chức năng side chain trên compressor. Chức năng này cho phép chúng ta thay đổi tín hiệu kích hoạt compressor hoạt động. Hiểu đơn giản là một kỹ thuật dựa vào tính năng Compressor, khi hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc, thì sẽ có một âm thanh chính nổi bật hẳn lên, và các âm thanh khác tự động nén xuống hoặc giảm âm lượng hẳn xuống để làm nổi trội âm thanh chính ấy.
Khi có 2 âm thanh chia sẻ chung dải tần số, ví dụ như Kick và Bass. Nếu để nguyên như vậy thì chúng nó sẽ đá nhau (xung đột tần số), và bạn sẽ không muốn chuyện này xảy ra. Đây là lúc Sidechain vào việc.
Đối với Kick và Bass. Khi Kick đánh thì âm lượng của Bass giảm xuống. Ngay khi Kick thôi đánh thì âm lượng của Bass được trả về ban đầu.
Không chỉ giữa Kick và Bass, bạn có thể Sidechain bất kỳ 2 âm thanh nào: Kick với Vocal, Kick với kênh Nhạc Cụ, Snare với Vocal,... Khả năng ứng dụng của kỹ thuật này là không giới hạn.
Bài viết về Compressor của mình đến đây kết thúc. Chúc ae làm việc năng lượng !
12
3 comments
Nguyễn Huỳnh Tùng Sơn
5
Công cụ dùng trong Mixing, Mastering: Compressor !!! (P2)
Học viện âm nhạc DZUS School
skool.com/hoc-vien-am-nhac-dzus-school-1605
Đào tạo sản xuất âm nhạc từ con số 0.
Leaderboard (30-day)
powered by